Tắm khi chưa cắt chỉ và chưa rút dẫn lưu sau nâng ngực có được không?
Chào bạn, mỗi bác sĩ sẽ tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân mà đưa ra những hướng dẫn chăm sóc hậu phẫu riêng. Thường thì những bác sĩ sử dụng chỉ tự tiêu hoàn toàn hoặc keo dính da có thể cho bệnh nhân tắm sớm hơn một chút. Nhưng thông thường sang đến ngày thứ 2 –3 sau mổ là bệnh nhân có thể được tắm rồi, cho dù là chưa cắt chỉ hay chưa rút dẫn lưu, điều quan trọng là sau đó phải thấm khô vùng vết mổ. Khi tắm cởi áo ngực và băng nhưng đừng gỡ bỏ băng dính steri-strips, tắm rửa nhẹ nhàng bằng xà phòng sau đó thấm khô vùng băng steri-strips. Nếu có dẫn lưu bạn nên ghim dây dẫn lưu vào đâu đó, để đảm bảo không cọ và gây vướng víu trong khi tắm. Nhiều bệnh nhân những ngày đầu sau mổ vì còn đau và mệt mỏi nên thường tắm thành hai giai đoạn, giai đoạn 1 cho nửa thân trên và giai đoạn 2 cho nửa thân dưới, như thế sẽ đỡ tốn sức lực mà vẫn đảm bảo vệ sinh. Bên cạnh đó trong quá trình tắm cần lưu ý, vết khâu có thể bị ướt nhưng không được ngâm nó xuống nước, không được tắm bồn, tốt nhất chỉ tắm vòi hoa sen. Ngoài ra, việc tắm bồn, tắm ở hồ bơi hay bãi biển là một hoạt động hoàn toàn khác so với tắm rửa bình thường tại thời điểm này. Đối với các hoạt động này phải đợi ít nhất 2 tuần sau nâng ngực mới được thực hiện vì nếu tắm sớm, vết khâu còn chưa liền da, nước công cộng không đảm bảo vệ sinh rất có thể sẽ bị nhiễm trùng gây nguy hiểm. Vì thế, quan trọng là phải đảm bảo da đã liền và nguyên vẹn hoàn toàn, lúc đầu nên tiếp xúc với nước trong một khoảng thời gian hạn chế, và ngay khi ra khỏi nước là vùng vết khâu phải được ráo nước luôn (ví dụ, bạn không nên để đồ bơi ướt sũng nước phủ lên vết mổ mới trong thời gian đầu sau phẫu thuật). Nếu bất kỳ lúc nào thấy đường mổ bị kích ứng, bệnh nhân không được xuống nước nữa và gọi bác sĩ luôn.
4 tuần sau mổ, ngực đau, chỉ khâu chưa tan, phải cắt chỉ ra, như vậy có ổn không?
Chào bác sĩ, tôi gần được 4 tuần sau mổ nhưng ngực bị đau nên đã đến phòng khám kiểm tra. Sau khi kiểm tra, y tá thấy rằng chưa có sợi chỉ khâu nào tan cả, nên cô ấy đã phải lấy hết chúng ra và phải đặt băng iodine lên vết mổ và băng kín cả ngày, tôi vẫn đang phải nghỉ làm. Liệu như vậy có ổn không?
- 1 trả lời
- 881 lượt xem
Giữa túi mentor trơn nhưng tỷ lệ bao xơ cao hơn và túi độn của hãng motiva nanochip ergonimix chưa được FDA công nhận thì nên chọn túi nào?
tôi hiện nay 29 tuổi chưa lập gia đình và sinh con hay chơi thể thao. dựa trên yếu tố an toàn và thẩm mỹ nên lựa chon loại túi nào
- 1 trả lời
- 18870 lượt xem
Những thực phẩm/đồ uống/vitamin hoặc những thứ gì đó tốt cho quá trình chữa lành và phục hồi sau nâng ngực?
Cuối tuần nay tôi sẽ phẫu thuật ngực, phải cắt bỏ bao xơ, thay túi độn nước muối bằng túi gel silicon. Tôi đã bị co thắt bao xơ 2 lần rồi nên lần này tôi muốn chuẩn bị thật tốt cho ca phẫu thuật của mình.
- 1 trả lời
- 3120 lượt xem
Điều gì sẽ xảy ra nếu túi độn đặt vào nhưng không vừa với khoang chứa?
Chào bác sĩ, tôi đã đặt túi độn được 2, 5 tháng nhưng đến bây giờ kết quả cũng không thay đổi nhiều, ngực không to mấy và tôi không hài lòng với kích cỡ. Ban đầu tôi muốn đặt túi 375cc nhưng bác sĩ khuyên chỉ nên đặt túi 325cc vì 375cc quá lớn so với khoang chứa trong bầu ngực của tôi. Chỉ ước mình thức dậy với cặp túi độn 375cc và dáng ngực thật tự nhiên.
- 1 trả lời
- 747 lượt xem
Ngực có cục máu đông, khoang chứa nhỏ, bị co thắt bao xơ nhẹ - có nên gỡ túi độn?
Chào bác sĩ, tôi mới phẫu thuật được 2 tháng, ngực phải bị co thắt bao xơ độ 2, dây thần kinh bị cắt, khoang chứa nhỏ, có một cục máu đông trong ngực. Tôi đã tìm một bác sĩ phẫu thuật mới và được tiêm mũi Steroid đầu tiên vào tuần trước. Tôi nên làm gì bây giờ, gỡ luôn túi độn ra hay phẫu thuật chỉnh sửa lại?
- 1 trả lời
- 784 lượt xem
Ưu nhược điểm của đặt túi độn ngực trên cơ và dưới cơ
Tạo khoang chứa túi độn có nhiều biến thể về kỹ thuật