So sánh đường rạch dưới cằm và đường rạch trong miệng trong phẫu thuật độn cằm
Có hai cách phổ biến nhất để đặt miếng độn cằm là qua đường rạch bên trong miệng hoặc đường rạch bên ngoài (dưới cằm). Ưu điểm của đường rạch bên trong miệng là không để lại sẹo bên ngoài và bác sĩ có thể quan sát trực tiếp quá trình đặt miếng độn. Tuy nhiên, phương pháp này lại làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do đường rạch nằm trong khoang miệng. Đường rạch trong miệng cũng đòi hỏi bác sĩ phải tách điểm bám cơ và sau đó nối lại cơ với xương hàm dưới, điều này có thể kéo dài thời gian phục hồi và ảnh hưởng đến chức năng của cơ.
Phương pháp rạch bên ngoài (dưới cằm) thường được sử dụng phổ biến hơn vì bác sĩ có thể đặt miếng độn vào khoang chứa một cách chính xác, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm nguy cơ biến chứng và giảm khả năng bị tê cằm, môi dưới sau phẫu thuật.
Mặc dù quá trình đặt miếng độn cằm có thể được thực hiện qua hai vị trí đường rạch là bên trong miệng hoặc bên ngoài da (dưới cằm) nhưng đường rạch ngoài da vẫn được sử dụng phổ biến hơn. Ưu điểm của đường rạch này là có thể đặt miếng độn (loại dài) một cách chỉnh xác dọc theo đường viền hàm. Hơn nữa, trong trường hợp cần tháo miếng độn thì cũng có thể thực hiện dễ dàng bằng cách mở lại đường rạch này. Một ưu điểm nữa là không ảnh hưởng đến dây thần kinh tạo cảm giác cho môi dưới. Mặc dù cần rạch trên da nhưng phương pháp này cũng chỉ để lại một vết sẹo nhỏ, mờ bên dưới cằm.
Việc đưa miếng độn vào qua đường rạch bên trong miệng mặc dù giúp tránh được sẹo bên ngoài da nhưng lại có nguy cơ rủi ro cao hơn ví dụ như nhiễm trùng, miếng độn bị lệch lên cao và thời gian lành lại cũng lâu hơn.
Nếu sử dụng đường rạch trong miệng thì bác sĩ sẽ phải cắt đi điểm bám của cơ cằm để đặt miếng độn vào vị trí thích hợp. Điều này có thể gây ra hai vấn đề không mong muốn: thứ nhất là miếng độn có thể di chuyển (lệch) lên trên vào nếp gấp bên trong miệng và có thể bị cảm nhận thấy. Vấn đề thứ hai là cơ cằm có thể suy yếu và trở nên chảy xệ. Vì những lý do này nên đường rạch trong miệng không được sử dụng phổ biến.
Miếng độn cằm thường được làm bằng silicone và phương pháp phẫu thuật độn cằm có thể được thực hiện một mình hoặc kết hợp với các phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ mặt khác như nâng mũi hay căng da mặt. Miếng độn có thể được đặt qua vết mổ nhỏ bên trong miệng hoặc vết mổ ở dưới cằm (ngoài da). Việc quyết định chọn vị trí mổ sẽ còn tùy thuộc vào quy trình phẫu thuật thực tế: chỉ độn cằm hay còn cần cả các phương pháp khác nữa. Ví dụ, ở một người có cằm lẹm, mỡ thừa ở cổ và da chảy xệ thì thường sẽ cần tạo vết mổ nhỏ bên ngoài da để đặt miếng độn và kết hợp thực hiện phương pháp hút mỡ cằm, căng da cổ luôn qua vết mổ này.