Phẫu thuật cắt mí có để lại sẹo không?
Nếu bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sử dụng kỹ thuật chính xác, chỉ khâu mảnh, vị trí đường rạch thích hợp và bệnh nhân thực hiện theo đúng các hướng dẫn hậu phẫu thì vết sẹo mà phương pháp cắt mí trên và cắt mí dưới để lại đều rất mờ, không đáng kể gì so với vết sẹo ở các vị trí khác trên cơ thể.
Đường rạch ở mí mắt trên được che đi bởi nếp gấp tự nhiên của mí mắt, đặc biệt là những người có hai mí rõ rệt. Bác sĩ phẫu thuật cần phải cẩn thận để không tạo đường rạch quá cao, quá thấp hoặc quá gần đuôi mắt để vết sẹo không bị lộ. Bên cạnh đó cũng phải tránh loại bỏ da quá nhiều vì điều này có thể làm căng đường chỉ khâu và gây ảnh hưởng đến quá trình lành lại của vết thương. Thường thì trước khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ đo và đánh dấu khi bệnh nhân đứng thẳng và tỉnh táo (chưa gây mê) để xác định chính xác lượng da thừa cần loại bỏ. Cuối cùng, việc lựa chọn chỉ khâu và kỹ thuật khâu cũng là yếu tố ảnh hưởng đến vết sẹo sau này. Tôi thường sử dụng chỉ khâu không tự tiêu đơn sợi thật mảnh (6/0) và khâu dưới da. Cách này sẽ giúp giảm sẹo một cách tối đa. Nhiều bác sĩ thường sử dụng kĩ thuật mũi khâu liên tục đơn giản nhưng nhược điểm của kỹ thuật này là nếu khâu quá chặt, để quá lâu mới cắt chỉ hoặc nếu bệnh nhân bị sưng nặng hơn bình thường thì sẽ rất dễ để lại những vết sẹo khó coi. Trong giai đoạn đầu khi mới phẫu thuật xong (ít nhất khoảng 2 tuần), bạn nên kê cao đầu khi ngủ để giảm sưng xuống mức tối thiểu, đồng thời phải hạn chế mang vác đồ nặng, gồng mình và nôn.
Đối với mí mắt dưới thì quy trình phẫu thuật thường phức tạp hơn và ngay cả các bác sĩ có kinh nghiệm cũng có thể gặp khó khăn trong việc tạo lực căng và vị trí đường rạch thích hợp. Ở mí mắt dưới, không chỉ có vết sẹo ngoài da mà ngay cả vết sẹo ở mặt trong của mí cũng có thể làm cho mí mắt bị biến dạng nếu không thực hiện cẩn thận. Nếu đường rạch được tạo ngay sát lông mi dưới thì vết sẹo sẽ gần như vô hình nhưng không ít bác sĩ tay nghề kém lại thường rạch chệch xuống vài milimét để tránh cắt phải lông mi. Kỹ thuật này rất khó để thực hiện đúng và đòi hỏi bác sĩ phải sử dụng lưỡi dao mổ đưa từ dưới lên để đường rạch sát với lông mi hơn, giúp vết sẹo sau khi liền lại sẽ không bị lộ. Với mí mắt dưới thì nên dùng chỉ khâu tự tiêu. Chúng sẽ tự bị cơ thể hấp thụ trong vòng một tuần, không để lại dấu vết và không cần phải cắt bỏ. Trong những trường hợp chỉ có một lượng mỡ nhỏ cần loại bỏ thì đường rạch có thể được tạo ở bên trong mí mắt dưới nên vết sẹo sẽ ẩn hoàn toàn. Tuy nhiên, với đường rạch này thì lại không thể làm căng da mí mắt được cho những trường hợp mà mí mắt bị nhăn nheo, chảy xệ.
Một số biện pháp chăm sóc vết thương sẽ giúp giảm thiểu khả năng hình thành sẹo không mong muốn sau phẫu thuật. Trong giai đoạn đầu, chỉ khâu cần được loại bỏ đúng thời điểm để tránh để lại sẹo theo hình vết khâu trên da. Bạn có thể ngăn hiện tượng đóng vảy ở mí mắt bằng cách thường xuyên bôi thuốc mỡ. Bên cạnh đó, cần phải chú ý tránh nhiễm trùng để hạn chế nguy cơ bị sẹo phì đại hoặc sẹo lan rộng ra.
Khi thực hiện đúng theo các bước này, đường rạch sẽ lành lại rất nhanh và chỉ để lại sẹo gần như không thể phát hiện ra. Đôi khi, các biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn lành vết thương và cần phải phẫu thuật lại nhưng điều này là rất hiếm.
Quy trình cắt mí dưới thường phức tạp hơn nhiều so với cắt mí trên vì mí mắt dưới có ít sự hỗ trợ hơn (mí dưới chỉ đóng vai trò 5% trong việc nhắm mở mắt). Nếu như cần phải cắt bỏ da thì phải hạn chế tối đa lực căng ở vết khâu để tránh bị sẹo xấu hoặc kéo mí dưới lộn ra ngoài. Cũng vì lý do này nên những người mà vùng má bị chùng nhão, kém săn chắc sẽ không phù hợp với phương pháp cắt mí dưới.
- Cắt mí trên: trong phương pháp này, các đường rạch được tạo ngay trong nếp gấp tự nhiên của mí mắt trên. Da mí mắt là vùng da có khả năng chữa lành tốt nhất trên cơ thể. Do đó, các vết sẹo không chỉ được ẩn trong nếp gấp ở mí mắt mà chúng còn mờ đi rất nhanh, khó mà nhìn thấy được.
- Cắt mí dưới: có hai cách để thực hiện phương pháp này, trong đó kỹ thuật rạch trong mí mắt là phổ biến nhất. Đây là kỹ thuật mà toàn bộ đường rạch đều được tạo ở bên trong mí mắt, do đó không có bất cứ đường rạch và vết sẹo nào nằm trên da. Một cách thực hiện khác là bằng kỹ thuật rạch qua da. Trong đó, đường rạch được tạo ngay dưới lông mi và sau khi lành lại cũng rất mờ, thường không thể nhận ra.
Một trong những yếu tố lớn quyết định sự thành công của quy trình cắt mí là khả năng phục hồi của cơ thể bệnh nhân. Vì thế, thời gian phục hồi và mức độ khó chịu mà mỗi người gặp phải sẽ khác nhau, nhưng một vài cách dưới đây có thể giúp bạn trải qua giai đoạn đầu sau phẫu thuật một cách dễ dàng hơn mà không bị đau hay xảy ra biến chứng không mong muốn:
1. Nếu hút thuốc lá thì nên bỏ trước khi phẫu thuật vài tuần
2. Ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Bổ sung gấp đôi vitamin C và E trong khẩu phần ăn hàng ngày để kích thích sự phục hồi của cơ thể.
3. Ngừng các loại đồ uống có caffeine và rượu trước khi phẫu thuật.
4. Thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, ví dụ như nâng cao đầu, chườm lạnh và vệ sinh sạch sẽ vùng phẫu thuật. Tất cả những điều này đều giúp thúc đẩy quá trình chữa lành, giảm đau nhức và sưng tấy.
5. Để đôi mắt được nghỉ ngơi, tránh mọi hoạt động có thể làm mỏi mắt và tác động xấu đến mắt như xem TV, sử dụng điện thoại, chơi thể thao, đeo kính áp tròng hoặc trang điểm mắt. Những việc này có thể làm trì hoãn quá trình phục hồi, khiến mí mắt bị tổn thương, khô và dễ bị kích ứng.
6. Bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời và ánh sáng chói bằng cách đội mũ và đeo kính râm.
7. Tránh bụi bẩn.
Đối với mí mắt dưới thì có thể tiến hành phẫu thuật theo hai cách khác nhau. Phương pháp cắt mí dưới tiêu chuẩn sử dụng một đường rạch ngay bên dưới hàng lông mi, kéo dài về phía đuôi mắt dọc theo mép viền mắt. Phương pháp thứ hai là sử dụng đường rạch bên trong mí mắt dưới (đường rạch kết mạc). Kỹ thuật này có thể được kết hợp với các phương pháp tái tạo bề mặt da bằng laser để làm săn chắc da ở mức độ nhẹ. Với cách này thì sẽ tránh được đường rạch bên ngoài da nhưng chỉ có thể áp dụng cho những bệnh nhân mà mí mắt dưới chỉ có rất ít da thừa.
Phương pháp cắt mí dưới thậm chí còn không cần đến đường rạch bên ngoài mí mắt. Thay vào đó, một đường rạch nhỏ được tạo trên lớp niêm mạc ở mặt sau mí mắt. Đây gọi là phương pháp cắt mí qua đường rạch kết mạc hay đường rạch trong mí mắt. Cách này phù hợp với những người có bọng mắt do mỡ thừa với da mí mắt bị lỏng lẻo và có thể kết hợp thêm phương pháp lột da hóa học hoặc laser.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mà mí mắt dưới có quá nhiều da thừa và nhăn nheo đòi hỏi phải xử lý qua đường rạch bên ngoài da. Đường rạch này nằm bên dưới lông mi và sau khi liền hoàn toàn thì cũng gần như vô hình.
Tóm lại, cho dù là đường rạch bên ngoài hay đường rạch bên trong thì đều lành lại rất nhanh và thường không nhìn thấy được sau khi quá trình lành vết thương hoàn thiện.
Đối với cắt mí trên thì đường rạch được ẩn kỹ trong nếp gấp của mí và lẫn với các vết chân chim bên ngoài. Đường rạch này sẽ có màu hồng trong một vài tháng nhưng bệnh nhân có thể trang điểm để che đi cho đến khi vết sẹo mờ hẳn.
Mắt quá to, trợn sau 5 ngày phẫu thuật sụp mí
Tôi đã phẫu thuật chỉnh sửa sụp mí ở mí trái cách đây 5 ngày, nhưng mắt trái bây giờ trông quá to. Trong khi mắt phải khoảng cách giữa viền lông mi và nếp mí khoảng 5mm thì mắt trái viền lông mi và nếp mí gần như trùng lên nhau luôn, không có tí khoảng cách nào. Tại sao lại như thế, tôi có thể làm gì bây gì? Hay là do bác sĩ cắt đi quá nhiều da?
- 3 trả lời
- 3236 lượt xem
Cách trị bọng mắt mà không cần phẫu thuật?
Có cách nào để trị bọng dưới mắt mà không cần phẫu thuật không?
- 8 trả lời
- 3242 lượt xem
20 tuổi mà đã bị bọng mắt lớn thì cần thực hiện loại phẫu thuật nào?
Tôi chỉ mới 20 tuổi và có quầng thâm sẫm dưới mắt. Bắt đầu từ năm 18 tuổi thì tôi nhận thấy rằng quầng thâm đã biến thành bọng mắt và ngày càng trở nên lớn hơn. Mọi người bên nhà ngoại của tôi đều bị vấn đề này. Ngoài ra, tôi còn bị dị ứng nặng khiến bọng mắt trở nên nghiêm trọng hơn. Tôi cần phải làm gì?
- 9 trả lời
- 2473 lượt xem
Có cách nào loại bỏ mỡ dưới mắt mà không cần phẫu thuật không?
Tôi có bọng mắt và mỡ thừa ở mí mắt trên và dưới. Có cách nào để loại bỏ mỡ mà không cần phẫu thuật không?
- 7 trả lời
- 2812 lượt xem
31 tuổi mà đã phẫu thuật bọng mắt thì có quá sớm không?
Tôi đã có bọng mắt và đã thử mọi cách nhưng không thấy có tác dụng. Theo tôi biết thì cần phải phẫu thuật để loại bỏ vấn đề này. Tôi nhận thấy dưới mắt sưng phồng nặng hơn vào các buổi sáng, đặc biệt là khi tôi uống rượu bia vào đêm hôm trước. Tôi thậm chí còn phải đeo kính để che bớt bọng mắt đi. Tôi mới 31 tuổi thì đã cần phẫu thuật chưa?
- 8 trả lời
- 1647 lượt xem
Có 3 kỹ thuật cắt mắt 2 mí hiện nay là bấm mí, cắt mí một phần và cắt mí toàn phần
“Uống nhầm một ánh mắt, cơn say theo cả đời”, quả thực sức hút đặc biệt của đôi mắt từ lâu đã đi vào cả trong những vần thơ như thế.
Mở rộng góc mắt là gì mà giới trẻ lại đua nhau săn lùng đến vậy?
Đôi mắt to tròn là điểm thu hút đặc biệt giúp tạo dấu ấn cũng như thiện cảm với mọi người xung quanh.
Đôi mắt vốn được ví như cầu nối phi ngôn ngữ tạo hiệu quả giao tiếp tuyệt vời, là thứ nhịp cầu truyền đi những tâm tư, cảm xúc từ trái tim.