Nước hoa hồng và mụn trứng cá (rose water)
Tóm tắt bài viết:
- Nước hoa hồng là loại dung dịch chứa tinh dầu hoa hồng và nước, là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất cánh hoa hồng.
- Nước hoa hồng kích thích sự phát triển của da nhưng đồng thời cũng tăng tiết dầu trong da. Do đó, đây là một sản phẩm phù hợp với da khô hơn là da dầu.
- Nước hoa hồng sẽ phát huy hiệu quả tốt nhất khi được kết hợp với nước chanh. Nếu da mặt bị bóng sau khi dùng hỗn hợp này, bạn nên tăng lượng nước chanh và giảm lượng nước hoa hồng.
- Không dùng nước hoa hồng nếu bị bệnh trứng cá đỏ.
Nước hoa hồng là gì?
Nước hoa hồng là hỗn hợp tinh dầu từ cánh hoa hồng và nước. Đây là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất cánh hoa hồng để tạo ra tinh dầu nguyên chất.
Thông thường, 2 tấn cánh hoa hồng mới cho ra được 1kg tinh dầu hoa hồng. Cánh hoa hồng được tách rời và đưa vào máy nghiền để nghiền nhỏ rồi đưa vào chưng cất trong một nồi đồng lớn cùng với nước trong 2 tiếng. Sau đó, van được mở ra để hơi nước thoát ra ngoài và ngưng đọng lại trong một bình lạnh. Hơi nước mang theo tinh dầu hoa hồng và nước vào bình lạnh. Trong hỗn hợp dung dịch thu được có 20% là tinh dầu hoa hồng và 80% là nước. Đây chính là nước hoa hồng. Tinh dầu hoa hồng nguyên chất có màu xanh lá đậm và khi nguội sẽ kết tủa thành nên những tinh thể màu trắng. Tuy nhiên, nước hoa hồng vẫn duy trì ở dạng dung dịch dù ở nhiệt độ phòng và có thể được sử dụng theo nhiều cách.
Tại nhiều nơi trên thế giới, nước hoa hồng được dùng cho nấu ăn. Tại Ấn Độ và Ả Rập, cơm được trộn chung với nước hoa hồng. Nước hoa hồng được thêm vào rượu vang tại các nước Hồi giáo và ngoài ra còn là một nguyên liệu quan trọng trong các loại nước hoa quả ở Malaysia và Singapore, bánh hạnh nhân ở các nước Châu Âu và bánh madeleine tại Pháp.
Nước hoa hồng trong dưỡng da
Nước hoa hồng có chứa rất nhiều chất hoạt tính sinh học tự nhiên. Hương thơm và mùi vị của cánh hoa hồng là do phenylethyl alcohol tạo ra. Tùy thuộc và từng loại hoa hồng, độ nở của hoa khi hái và thời gian chưng cất, nước hoa hồng còn có thể chứa các chất khác như cintronellol, geraniol, methyleugenol, linalool và một số loại đường phức tạp. Vậy những chất này có ích cho da mụn không? Câu trả lời là “còn tùy”.
Đa số những gì được gọi là “nước” thì đều có tác dụng cấp nước, dưỡng ẩm cho da, giúp cho lỗ chân lông hết bít tắc. Tuy nhiên khi các nhà khoa học tại Anh nghiên cứu về tác dụng của nước hoa hồng trên làn da khỏe mạnh thì họ lại nhận thấy điều trái ngược. Nước hoa hồng cũng cấp nước cho da nhưng lại làm lỗ chân lông thu nhỏ lại và làm tăng sự tiết dầu.
Kết quả nghiên cứu trên của các nhà khoa học Anh đã được duy trì trong khoảng 36 năm. Sau đó các nhà khoa học tại trung tâm nghiên cứu y học thuộc đại học Freiburg đã tiến hành một nghiên cứu khác về tác động của nước hoa hồng lên da. Những gì mà họ khám phá ra là thành phần dầu hoa hồng trong nước hoa hồng kích thích sự hoạt động của các tế bào sừng. Những tế bào này nằm ở lớp nền dưới da, có nhiệm vụ tạo ra các tế bao da mới và những tế bào này dần dần chuyển lên trên lớp biểu bì, bảo vệ da khỏi các tổn thương và nhiễm khuẩn. Ngoài ra, các tế bào này còn có thể di chuyển đến những vị trí khác nhau trên da để làm lành vết thương.
Tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả chức năng của tế bào sừng. Nếu hệ miễn dịch phát hiện da bị nhiễm khuẩn, các tế bào sừng sẽ giải phóng ra các chất gây viêm để tấn công cả vi khuẩn và các tế bào da khỏe mạnh. Trái lại, chúng còn có thể tiết ra các chất kháng viêm để hạn chế các phản ứng viêm trên da.
Vì tế bào sừng có rất nhiều chức năng và những chức năng này đều được kích thích bởi nước hoa hồng nên mỗi người lại có những cảm nhận khác nhau khi dùng nước hoa hồng để trị mụn. Một số người cho biết rằng mụn trên da họ lành sau vài ngày dùng nước hoa hồng, trong khi đó lại có người lại nói rằng nước hoa hồng làm da họ bị đỏ. Nước hoa hồng nếu được dùng sai cách có thể gây kích ứng nhẹ nhưng nếu được dùng đúng cách lại có tác dụng chữa trị rất hiệu quả.
Cách dùng nước hoa hồng để trị mụn
Cách tốt nhất để nước hoa hồng phát huy hiệu quả là dùng làm mặt nạ cho da khô khi bị mụn. Khi được kết hợp với nước chanh, nước hoa hồng sẽ còn có hiệu quả cao hơn nữa. Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước hoa hồng nếu bị bệnh trứng cá đỏ vì bất kì loại tinh dầu nào cũng có thể khiến triệu chứng bệnh bộc phát, hơn nữa, việc điều trị cho lỗ chân lông và bề mặt da sẽ không có tác dụng đối với bệnh trứng cá đỏ. Cách làm mặt nạ nước hoa hồng và nước chanh như sau:
- Lấy 15ml nước hoa hồng vào một chiếc âu sạch. Thêm nước ép của một quả chanh.
- Rửa mặt với sữa rửa mặt như bình thường. Thấm khô mặt với khăn sạch.
- Dùng khăn sạch nhúng vào hỗn hợp nước hoa hồng và nước chanh.
- Nhắm mắt và đắp khăn lên mặt.
- Để nguyên trong 15 phút và rửa lại mặt với nước ấm rồi thâm khô lại một lần nữa.
Nước hoa hồng có tác dụng kích thích sự phát triển của da quanh nốt mụn, giúp cho lỗ chân lông mở ra tự nhiên và lành mụn. Nước chanh có tác dụng loại bỏ tế bào chết và cũng giúp cho lỗ chân lông mở ra. Ngoài ra, việc kích thích da phát triển còn giúp lấy lại tone da tự nhiên, bề mặt da mịn màng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy da bị bóng hơn sau khi đắp mặt nạ thì lần sau bạn nên giảm lượng nước hoa hồng xuống còn một nửa.
Da khô có thể là một nguyên nhân dẫn đến mụn trứng cá vì da khô thường có lỗ chân lông khép chặt và giữ lại vi khuẩn bên trong, hình thành nên mụn.
Hàng triệu người có mụn trứng cá trên khắp thế giới có thể chứng minh các tính chất chữa bệnh của nước chanh, được sử dụng trực tiếp lên da và uống như đồ uống không chứa đường. Tuy nhiên, nước chanh không bị pha loãng có thể gây kích ứng da nhạy cảm.
Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh lý ở da ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời của họ.
Mụn xuất hiện khi các tuyến tiết dầu (gọi là tuyến bã nhờn) trong các nang lông trở nên hoạt động quá mức. Những tuyến này tạo ra bã nhờn- là một chất dầu giúp ngăn chặn sự khô da.
Tuổi dậy thì và thanh niên là nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mụn trứng cá. Có khoảng tám phần mười (80%) người từ 11 đến 30 tuổi có mụn trứng cá.
- 3 trả lời
- 2533 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 5 trả lời
- 3778 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?