Nguy cơ và biến chứng của độn cằm
Một số lưu ý chính của phương pháp phẫu thuật độn cằm bằng miếng độn gồm có:
- Kích thước, hình dạng và độ dày (hay còn gọi là độ nhô) của miếng độn.
- Vị trí đường rạch để đặt miếng độn: Có hai vị trí đường rạch, đó là đường rạch dưới cằm (bên ngoài) và đường rạch bên trong miệng nhưng các bác sĩ đa phần sử dụng đường rạch dưới cằm. Khi miếng độn được đưa vào qua đường rạch bên trong miệng, điểm bám của cơ cằm sẽ bị cắt để tạo khoang chứa miếng độn. Điều này làm cho cơ cằm sẽ bị xệ xuống sau này, khiến cho cằm chảy xệ và miếng độn cũng có thể bị di chuyển lên trên. Khi miếng độn được đưa vào qua đường rạch bên ngoài, cơ được nâng lên nhưng điểm bám vẫn được giữ nguyên vẹn.
- Vị trí đặt miếng độn cằm. Miếng độn cần được đặt dưới màng xương chứ không phải ở giữa lớp mô bên trên. Điều này sẽ đảm bảo miếng độn không bị xê dịch và không cần dùng đến vít để cố định.
Cũng giống như các phương pháp phẫu thuật khác, độn cằm cũng có những rủi ro nhất định nhưng quy trình phẫu thuật này nhìn chung vẫn khá đơn giản, chỉ mất chưa đầy 30 phút, sau đó cằm sẽ bị bầm tím và sưng nhẹ. Hiện tượng này sẽ đỡ dần trong vòng một vài tuần. Một trong những rủi ro của phương pháp này là nguy cơ tổn thương dây thần kinh, dẫn đến mất cảm giác tạm thời hoặc vĩnh viễn ở môi dưới và cằm. Ngoài ra còn có các vấn đề khác như:
- Nhiễm trùng
- Cằm không cân đối hoặc miếng độn bị xê dịch, cần phải phẫu thuật lại để điều chỉnh.
- Miếng độn có kích thước không phù hợp và cần phải thay.
- Cơ cằm hoặc môi bị suy yếu
Nếu bạn vẫn chưa sẵn sàng phẫu thuật thì có thể chọn cách tiêm filler cằm. Mặc dù hiệu quả chỉ kéo dài tạm thời nhưng phương pháp này ít rủi ro hơn nhiều so với phẫu thuật.
Phẫu thuật độn cằm có ba rủi ro chính dưới đây:
- Tê (hay còn được gọi là dị cảm) ở môi hoặc cằm. Ở hai bên cằm có hai dây thần kinh đi ra từ hàm dưới được gọi là dây thần kinh cằm. Khi miếng độn được đưa vào qua đường rạch nhỏ ở dưới cằm thì bác sĩ sẽ không thể nhìn thấy các dây thần kinh này. Trong suốt quá trình tiến hành phẫu thuật, toàn bộ lớp mô mềm ở vùng cằm được bóc tách khỏi xương hàm để tạo khoang chứa miếng độn. Điều này có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh nằm bên trong lớp mô mềm, dẫn đến hiện tượng mất hoặc giảm cảm giác ở một hoặc cả hai bên môi và cằm. Dây thần kinh cằm chỉ là dây thần kinh cảm giác chứ không phải là dây thần kinh vận động nên kể cả khi mất cảm giác thì môi vẫn có thể cử động bình thường. Có thể phải mất vài tuần đến vài tháng để các dây thần kinh này hồi phục, và cũng có những trường hợp hiếm gặp phải mất đến hơn một năm, hoặc thậm chí vĩnh viễn.
- Miếng độn bị lệch vị trí. Nếu khoang chứa miếng độn được tạo chính xác theo kích thước, hình dạng của miếng độn thì điều này sẽ không xảy ra. Để đảm bảo hơn nữa thì có thể gắn cố định miếng độn vào xương bằng vít. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng chỉ khâu tự tiêu để cố định miếng độn với màng xương. Mục đích của những bước này là giữ cho miếng độn ở đúng vị trí trong khi bao xơ hình thành xung quanh và sau vài tháng, bao xơ này sẽ giữ chắc túi độn vĩnh viễn.
- Nhiễm trùng: đây là biến chứng cực kỳ hiếm nếu bác sĩ thực hiện đủ kỹ thuật vô trùng khi phẫu thuật và miếng độn được đưa vào qua đường rạch ngoài da thay vì đường rạch bên trong miệng. Nếu có thì vấn đề này thường bắt đầu xảy ra trong vòng vài tuần đầu sau phẫu thuật. Lúc này thì sẽ phải tháo bỏ miếng độn, dùng thuốc kháng sinh cho đến khi điều trị khỏi nhiễm trùng rồi mới đặt lại miếng độn mới.
1. Tê môi dưới (có thể chỉ ở một bên hoặc cả hai bên). Vấn đề này thường chỉ là tạm thời, có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng. Vị trí đường rạch bên trong miệng thường có nguy cơ gây tê cao hơn so với đường rạch dưới cằm.
2. Nhiễm trùng: đây là một vấn đề ít khi xảy ra, đặc biệt là khi tạo đường rạch ở bên ngoài da, ngay dưới cằm. Nếu bị nhiễm trùng thì sẽ có các dấu hiệu như đau nhức kéo dài dai dẳng mà không đỡ, đỏ, nóng ấm. Các dấu hiệu này thường bắt đầu xuất hiện trong vòng một đến một vài tuần sau phẫu thuật.
3. Miếng độn quá to hoặc quá nhỏ: Cách xử lý là thay miếng độn mới (nếu miếng độn quá to) hoặc tiêm thêm chất làm đầy/mỡ tự thân (nếu miếng độn quá nhỏ).
4. Hình thành sẹo không mong muốn (đối với đường rạch bên dưới cằm).
Bất cứ phương pháp thẩm mỹ nào, dù có được thực hiện cẩn thận đến đâu thì cũng đều có thể phát sinh những vấn đề không mong muốn, gồm có:
- Nhiễm trùng
- Tụ máu
- Đau đớn, khó chịu
- Hở vết mổ
- Hình thành sẹo phì đại
- Không cân đối
- Quá trình lành da không thuận lợi
Với những phương pháp phẫu thuật đặt miếng độn như độn cằm thì còn có thêm các vấn đề khác như:
- Miếng độn bị xoay, xê dịch
- Nhiễm trùng
- Lộ miếng độn
- Tiêu xương
- Tổn thương dây thần kinh, dẫn đến giảm cảm giác ở môi, cằm
- Biến dạng do co thắt cơ
- Co thắt bao xơ
Trong những trường hợp này thì sẽ cần phải phẫu thuật để tháo miếng độn.
Trong đó, vấn đề phổ biến nhất là miếng độn bị lệch và cách để ngăn ngừa là bắt vít titan qua miếng độn vào xương hàm. Điều này còn giúp làm giảm sưng sau phẫu thuật và tăng tốc độ phục hồi.
Độn cằm và hút mỡ cằm cùng một lúc có nguy hiểm không
Tôi đang định là sẽ phẫu thuật độn cằm và hút bớt mỡ ở dưới cằm nữa. Nếu thực hiện cả hai cùng một lúc thì có nguy hiểm lắm không? Liệu có xảy ra các biến chứng như là tổn thương dây thần kinh, không cân xứng và mất cảm giác không? Nếu độn cằm mà không hút mỡ thì có an toàn hơn không?
- 5 trả lời
- 1057 lượt xem