Mang thai có làm hư hỏng túi độn ngực không?
Đây là một câu hỏi phổ biến thường gặp trong công việc của tôi và cũng thường là lý do phụ nữ trì hoãn phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn ( túi gel hoặc túi nước muối sinh lý). Một tỉ lệ rất lớn phụ nữ có ý định nâng ngực (hoặc những người đã nâng ngực) lo lắng về vấn đề này. Sự thật đơn giản là: Mang thai không làm hỏng túi độn ngực của bạn.
Tuy nhiên chúng ta thực sự không biết quá trình mang thai ảnh hưởng như nào đến bộ ngực của bạn cho dù bạn có đặt túi độn hay không. Mỗi phụ nữ mỗi khác và mỗi thai kỳ cũng diễn ra khác nhau.
Tôi đã gặp những bệnh nhân đến đây và nói rằng sau thai kỳ thứ nhất, vú họ vẫn đẹp nhưng sau khi mang thai lần thứ 2 vú họ bị chảy xệ.
Tôi cũng gặp những phụ nữ đã 50 tuổi và qua 4 lần mang bầu nhưng vẫn có bộ ngực rất đẹp và hình dáng tuyệt vời.
Tôi cũng gặp phụ nữ 19 tuổi chỉ sau một lần mang bầu mà bộ ngực đã chảy xệ. Tôi cũng có một bệnh nhân từng có bộ ngực chảy xệ và đặt túi độn trước đó, tôi đã chỉnh sửa và điều chỉnh một chút cơ của cô ấy và đạt được kết quả tốt. 2 năm sau cô ấy đến sau khi mang bầu lần nữa và hỏi tôi về phẫu thuật tạo hình thành bụng ( da bụng bị chảy xệ, chùng nhão). Tôi đã lo lắng vú cô ấy bị chảy xệ sau lần mang bầu này bởi vì bụng cô ấy đã bị thế. Tuy nhiên tôi vô cùng ngạc nhiên khi ngực cô ấy trông còn đẹp hơn 2 năm trước (trước lần mang thai cuối cùng). Cô ấy đã nâng ngực bằng túi gel silicon bề mặt trơn với kích cỡ 500 cc.
Chắc chắn đối với phụ nữ bình thường, phần cực trên của vú sẽ nhỏ đi một chút và vú có thể bị chảy xệ một chút sau thai kỳ. Đó là lý do tại sao phẫu thuật: treo ngực sa trễ kết hợp đặt túi độn trở thành kỹ thuật phổ biến của phẫu thuật thẩm mỹ làm đẹp sau sinh. Tuy nhiên, không phải luôn như thế và tôi đã thấy nhiều phụ nữ với bộ ngực rất đẹp sau mang thai cho dù trước đó họ có đặt túi gel hay nước muối hay không. Túi ngực thường giúp cải thiện bộ ngực bằng cách tăng kích cỡ vú.
Nhìn chung thì khi mang thai ngực sẽ to lên, cộng thêm túi độn bên trong sẽ làm da vú giãn da nhiều hơn, nên tiềm ẩn nguy cơ sau khi mang thai cho con bú ngực sẽ bị chảy xệ và không còn hình dạng đẹp. Bây giờ bạn tận hưởng thai kỳ và chờ đợi thôi.
Cảm ơn câu hỏi của bạn và xin chúc mừng bạn đã có bầu! Có thể trả lời ngắn gọi rằng: mang thai sẽ không ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của túi độn ngực hiện tại của bạn - nó không làm hỏng túi ngực. Nhưng có thể ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của bộ ngực trước đó đã được nâng của bạn.
Những thay đổi nội tiết tố khi mang thai và quá trình cho con bú khiến vú căng to nhanh chóng, điều mà sẽ làm cho vú bị kéo giãn và tăng về kích cỡ. Sau đó tuyến vú sẽ teo, gây chùng nhão. Sự thay đổi về kích cỡ vú này có khả năng gây ra tình trạng chảy xệ vú, điều mà đôi khi cần phải phẫu thuật treo ngực sa trễ hoặc phẫu thuật đặt túi độn to hơn để chỉnh sửa.
Hãy nhớ rằng một số phụ nữ vú không hề sa trễ sau khi mang thai và dù có bị hay không thì bộ ngực có thể sẽ cần đến những phẫu thuật thẩm mỹ khác nhau trong tương lai. Tôi đề nghị bạn hãy tận hưởng thai kỳ của mình và lên lịch hẹn để thảo luận với bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ của mình về những vấn đề và các mối lo ngại này.
Trong quá trình mang bầu vú sẽ bị căng sữa, sau khi kết thúc giai đoạn cho con bú thì tuyến vú thường bị teo và nhỏ hơn trước. Da vú thường bị kéo giãn và có thể chảy xệ sau khi tuyến vú nhỏ hơn. Thực tế thì túi ngực không bị lún/xệ xuống cùng với vú, vì thế sau khi mang bầu túi ngực vẫn ở đúng vị trí cũ, nhưng vú đã “tụt xuống dưới” so với túi ngực. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng một ca phẫu thuật treo ngực sa trễ.
Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng xảy ra, và nhiều phụ nữ mang bầu xong túi độn trông vẫn rất đẹp. Tuy nhiên nguy cơ chảy xệ có thể lớn hơn một chút đối nếu túi độn đặt dưới cơ bởi vì chúng có xu hướng trồi lên cao hơn một chút so với túi độn đặt trên cơ.
Nếu ngực bạn bị chảy xệ sau khi mang bầu, thì một ca phẫu thuật treo ngực sa trễ có thể khôi phục lại dáng vẻ của bộ ngực đã được đặt túi ngực trước khi mang bầu của bạn.
Khi xảy ra những thay đổi không hấp dẫn ở ngực này, thì túi độn lại không phải chịu trách nhiệm bất kỳ điều gì từ tình trạng vú chảy xệ hay rạn da. Những thay đổi đó vẫn diễn ra cho dù bạn có phẫu thuật hay không phẫu thuật thẩm mỹ ngực. Bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ công nhận rằng túi ngực không có xu hướng gây ra các biến chứng hoặc làm các “hậu quả’ để lại sau thời kì mang thai trở nên nghiêm trọng hơn với ngực bạn. Ví dụ, rạn da có liên quan đến yếu tố di truyền, vì vậy túi ngực sẽ không làm tăng nguy cơ xảy ra tình trạng này. Bạn bị rạn da vú là do cơ địa của bạn nó thế. Hơn nữa, túi độn cũng không làm suy yếu chức năng cho con bú của vú: nâng ngực có thể được thực hiện mà không ảnh hưởng đến chức năng của các ống dẫn sữa hoặc núm vú.
Ảnh hưởng mà quá trình mang thai để lại trên ngực khác nhau ở từng phụ nữ, điều này gây khó khăn trong việc dự đoán chính xác hình dáng vú của bạn sau đó. Một số yếu tố khác bao gồm tuổi tác, tình trạng da tự nhiên, bạn có hút thuốc hay không và mức độ thay đổi kích cỡ vú khi mang thai – đóng vai trò trong việc xác định kết quả cuối cùng của thời kỳ mang thai ở một phụ nữ. Bạn sẽ không thực sự biết trước điều gì sẽ xảy ra cho đến khi quá trình cho con bú kết thúc.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng kiểu đặt túi độn của bạn cũng tạo ra các ảnh hưởng khác nhau. Túi độn đặt dưới cơ ( nằm ở dưới cơ ngực bạn) – được hỗ trợ và đệm bởi cơ ngực, vì thế những thay đổi ở trong mô vú không ảnh hưởng đến chúng. Còn nếu túi độn đặt trên cơ – được đặt trên cơ ngực, nằm trong vú, bên dưới tuyến vú – dựa vào chính sự hỗ trợ của mô vú vì vậy có nhiều khả năng bị tụt xuống sau quá trình mang bầu.
Một lưu ý có thể làm bạn vui, nếu bạn là người có kết cấu da rất săn chắc ( rất căng) trước khi mang bầu, thì việc da vú bị kéo giãn khi kích cỡ vú tăng lên trong quá trình mang bầu có thể thực sự mang lại lợi ích cho bạn- làm cho ngực của bạn trông tự nhiên hơn sau đó.
Nếu bạn vẫn chưa nâng ngực bằng túi độn, và có kế hoạch sinh con sớm, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ có thể sẽ khuyên bạn nên để sau khi mang thai, sinh đẻ xong mới tiến hành mổ. Bởi vì không thể biết chính xác ngực của bạn sẽ phản ứng thế nào trong quá trình mang thai cho đến khi bạn trải qua nó. Ngoài ra nếu kích cỡ ngực của bạn thay đổi nhiều khi mang thai và cho con bú, có thể bạn sẽ muốn xem xét chỉnh sửa một chút khi ngực không thể trở về kích cỡ và hình dáng như bạn mong muốn. Nếu điều này xảy ra, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ sau khi bạn ngừng cho con bú 3 đến 6 tháng nếu thấy cần.
Giả sử bạn thực hiện xong ca phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn, sau đó bạn có thai. Tôi không thể đoán chắc chắn những gì sẽ xảy ra với bạn. Nhưng với 20 năm kinh nghiệm của mình, tôi thấy rằng thường bộ ngực sẽ không được đẹp tối đa nếu bệnh nhân quyết định phẫu thuật nâng ngực mà không đợi đến khi hoàn thành xong “ thiên chức phụ nữ”.
Điều gì sẽ xảy ra sau khi mang bầu?. Ở một số bệnh nhân vú sẽ bị teo nhỏ đi ở cực trên vú ( bên trên núm vú). Các bệnh nhân khác thì ngực bị chảy xệ nặng. Nhiều hoặc hầu hết bệnh nhân sẽ thay đổi quầng vú (NAC) với màu sắc thâm hơn- đen hơn, quầng vú lớn hơn và núm vú to hơn. Những thay đổi này không phải hoàn toàn có thể dự đoán được.
Hầu hết tất cả phụ nữ đều trải qua tình trạng vú bị căng sữa và to hơn trong thời kỳ mang bầu và cho con bú. Nếu có một túi ngực đặt ở trong vú, tình trạng da bị kéo giãn xảy ra trong suốt quá trình này sẽ tạo ra lượng da thừa mà có hoặc không thể mất đi sau khi kết thúc quá trình này (thường là không thể)- có thể dẫn đến chảy xệ, sa trễ vú. Sự có mặt của túi độn làm da bị kéo giãn hơn, điều này sẽ không xảy ra nếu túi độn không có ở trong vú. Nhiều người trong số những bệnh nhân này, nếu họ không phẫu thuật đặt túi độn trước lúc mang bầu, thì sau sinh con tôi có thể chỉnh sửa lại kích cỡ bộ ngực bằng đặt một túi độn và chỉ cần thế cũng đủ để khắc phục vấn đề. Những phụ nữ đã phẫu thuật nâng ngực bằng túi độn trước khi mang thai có thể sẽ cần đến một ca phẫu thuật nâng ngực chảy xệ để chỉnh sửa lại ngực bị thay đổi ( và mổ treo ngực sa trễ sẽ để lại nhiều sẹo hơn so với mổ đặt túi độn ngực)
Quyết định của bạn nên dựa vào việc liệu bạn có thể sống mà không cần làm ngực to lên cho đến khi bạn đã sinh con xong? Nếu bạn biết rõ về tiền sử gia đình mình, rằng nhiều khả năng bạn sẽ sa trễ - cần mổ nâng ngực chảy xệ trong tương lai (sau khi mang thai), thì bạn có thể quyết định tiến hành nâng ngực bằng túi độn trước khi sinh con bởi vì đằng nào bạn cũng vẫn phải mổ chỉnh sửa lại ngực sau sinh. Ngược lại, nếu những thông tin từ các thế hệ trong gia đình bạn cho thấy ngực của bạn sẽ trở lại “bình thường” (dù ít hay nhiều) sau khi mang bầu, ngoại trừ một số “hao mòn” nhỏ về kích cỡ, thì bạn nên quyết định đợi cho đến khi đã sinh con xong thì mới nâng ngực để có được bộ ngực to như ý muốn. Bởi vì nếu không bạn có thể sẽ lại cần đến một ca nâng ngực chảy xệ với các vết sẹo đi kèm ở ngực mà thực sự không ai muốn.
Đúng là vú bạn có thể chảy xệ sau khi bị căng sữa trong quá trình mang thai và giảm kích cỡ vú sau đó. Nhưng điều đó không phải chắc chắn sẽ xảy ra vì vậy bạn không có gì phải lo lắng. May mắn là, tình trạng sa trễ vú này có thể được khắc phục bằng cách phẫu thuật.
Mỗi thai kỳ đều có những thay đổi khác nhau. Quan trọng là phải hiểu rằng, túi độn của bạn sẽ không di chuyển. Thay vào đó mô vú có thể nằm ở vị trí hơi khác một chút so với túi độn khi sự thay đổi về cân nặng và tuyến vú đã kết thúc sau khi hoàn thành thời kỳ cho con bú. Điều đó có thể đòi hỏi cần thực hiện phẫu thuật nâng ngực chảy xệ ở mức độ khác nhau.
Tôi đã có khá nhiều bệnh nhân không yêu cầu sửa lại ngực sau thai kỳ. Tôi khuyên bạn nên gặp bác sĩ thẩm mỹ sau khi đã ngừng cho con bú 3 đến 6 tháng để thảo luận về các phương án của mình và xem xét xem có cần chỉnh sửa vú hay không. Hy vọng thông tin này hữu ích với bạn. Một lần nữa xin chúc mừng.
Tình trạng ngực dính liền sau nâng ngực có nặng hơn theo thời gian hoặc trong/sau quá trình mang thai không?
Chào bác sĩ, tôi đã nâng ngực bằng túi độn 5 năm trước và hai bên ngực hơi dính nhau một chút. Tôi sự định 1 đến 2 năm nữa sẽ sinh con nhưng không biết mang thai ảnh hưởng nhiều đến tình trạng này không? Liệu tôi có nên thay túi độn nhỏ hơn và khắc phục vấn đề này trước khi có thai không? Theo thời gian vấn đề này có trở nên nặng hơn không?
- 1 trả lời
- 2319 lượt xem
Vị trí đặt túi độn nào mang lại vẻ ngoài tự nhiên nhất?
Xin bác sĩ cho cháu hỏi vị trí đặt túi độn nào mang lại dáng ngực và vẻ ngoài tự nhiên nhất, là trên cơ hay dưới cơ?
- 2 trả lời
- 900 lượt xem
Thuốc tránh thai có thực sự làm tăng nguy cơ đông máu, hình thành cục máu đông trong nâng ngực?
Chào bác sĩ, tôi mới đến tư vấn trước mổ nâng ngực, ông ấy bảo tôi có muốn ngừng thuốc tránh thai trước khi phẫu thuật không. Tôi vẫn đang dùng thuốc tránh thai trong suốt 5 năm qua. Ông ấy nói rằng nếu tôi vẫn dùng thuốc trước khi phẫu thuật thì sẽ tăng nguy cơ đông máu, nhưng nếu tôi vẫn chọn duy trì uống thì cũng vẫn được, ông ấy cũng không lo lắng nhiều và sẽ có cách xử lý. Tôi muốn biết tỉ lệ bị đông máu, hình thành cục máu đông nếu vẫn uống thuốc tránh thai là như nào. Tôi không hút thuốc và thường tập thể dục 3 đến 5 lần mỗi tuần.
- 1 trả lời
- 3130 lượt xem