Hội chứng SAPHO và mụn trứng cá
Hội chứng SAPHO có thể xảy ra vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian từ khi còn là trẻ nhỏ cho đến tuổi trung niên. Sau đó, hội chứng này có thể trở nặng rồi đỡ hơn rồi lại trở nặng, quá trình này lặp đi lặp lại mà không cần đến các phương pháp can thiệp nào. Đôi khi, các loại thuốc điều trị hội chứng SAPHO có thể không có tác dụng còn những loại thuốc vốn không được dùng để chữa trị lại phát huy hiệu quả.
Ở cấp độ da, triệu chứng rõ rệt nhất của SAPHO là một hiện tượng gọi là vảy nến mụn mủ - loại mụn xuất hiện ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Hoặc hội chứng này cũng có thể gây ra mụn trứng cá cụm – hiện tượng nhiều nốt mụn mủ vỡ ra và hợp lại tạo thành một nốt mụn có kích thước lớn, hoặc viêm tuyến mồ hôi mưng mủ - hiện tượng mụn được hình thành do da mọc trùm lên lỗ chân lông khi không bị nhiễm khuẩn, và mụn trứng cá bộc phát - loại mụn ảnh hưởng đến cả các khớp xương.
Hội chứng SAPHO gây ra các cơn đau xương tái phát và cơn đau thường nặng nhất vào ban đêm. Hội chứng này còn khiến cho khớp xương chạm lên da gây đau đớn. Cơn đau do hội chứng SAPHO có thể kéo dài nhiều năm, khiến người bệnh phải khổ sở và ảnh hưởng đến cả gia đình.
Những đối tượng mắc hội chứng SAPHO
Nhiều bác sĩ cho rằng hội chứng SAPHO là do quá trình tự miễn - cùngmột nguyên nhân với bệnh viêm loét đại tràng – gây ra.Trong máu của những bệnh nhân mắc hội chứng SAPHO tồn tại một chất chỉ điểm hội chứng SAPHO gọi là HLA-B27, loại kháng nguyên này cũng tồn tại trong máu những bệnh nhân viêm loét đại tràng, viêm cột sống dính khớp, và viêm khớp vảy nến – một căn bệnh ảnh hưởng đến cả da và khớp.
Hội chứng SAPHO thường rất hiếm khi xảy ra ở trẻ dưới 10 tuổi và người trên 50 tuổi. Hội chứng này phổ biến ở phụ nữhơn là đàn ông với tỉ lệ khoảng 2:1 hoặc 5:1. Trẻ nhỏ và vị thành niên bị hội chứng SAPHO thường bị mụn ở tay, chân và dưới cánh tay. Phụ nữ bị mắc SAPHO thường bị mụn trên tay, chân và bộ phận sinh dục, trong khi đó đàn ông thường bị mụn ở tay, chân và quanh hậu môn.
Cách điều trị hội chứng SAPHO
Ưu tiên hàng đầu khi điều trị SAPHO phải là giảm đau. Ở đa số các nước trên thế giới, việc giảm đau được thực hiện bằng cách uống một lượng lớn các loại thuốc chống viêm không steroid, ví dụ như aspirin, Ibuprofen và Tylenol. Việc giảm đau bằng những loại thuốc này cần được tiến hành thật cẩn thận vì liều lượng thuốc cần để giảm đau thường gây hại cho tiêu hóa. Các loại thuốc khác dùng cho đau xương khớp thì lại thường không hiệu quả đối với cơn đau do hội chứng SAPHO gây ra.
Có trường hợp, bác sĩ điều trị tình trạng phá hủy xương khớp do SAPHO gây ra bằng các loại thuốc điều trị bệnh thấp khớp, như sulfasalazine, methotrexate và infliximab, trong đó infliximab thường mang lại hiệu quả cao nhất nhưng lại có giá thành khá cao.
Trị mụn do hội chứng SAPHO gây ra
Nhiều người khi mắc hội chứng SAPHO phải chịu những cơn đau xương nặng đến mức họ không còn quan tâm đến mụn nữa nhưng khi đã khỏi đau, họ sẽ lại muốn điều trị mụn. Đối với mụn mủ ở trên tay và lòng bàn tay, cách chăm sóc da tốt nhất là rửa tay và chân ít nhất 1 lần/ngày và giữ cho tay, chân luôn khô ráo, đi tất để hút ẩm khỏi da.
Khi bị mụn ở bên dưới thắt lưng và dưới cánh tay, mặc quần áo rộng và khô để tránh tích tụ mồ hôi trên da. Điều này giúp cho da tự bong các tế bào chết để mụn mở ra tự nhiên. Bạn không nên dùng các loại tẩy da chết hóa học có chứa axit cho những vùng da này. Khi mụn sưng tấy và gây đau quá mức, bác sĩ sẽ tiêm các loại thuốc corticosteroid như prednisolone hay triamcinolone vào da. Tuy nhiên, việc tiêm nhiều lần vào một vùng da sẽ khiến da bị mất màu và mỏng đi.
Ngoài ra, bệnh nhân SAPHO còn cần:
- Ngừng hút thuốc. Hút thuốc sẽ làm cho các phản ứng tự miễn tiếp diễn và gây bệnh.
- Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn, ăn nhiều hoa quả và rau xanh mỗi ngày và duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Tuy nhiên nếu ăn quá nhiều chất xơ, ruột non sẽ không thể hấp thụ khoáng chất và các vitamin tan trong chất béo, bạn chỉ nên ăn vừa đủ để hạn chế sự tái hấp thu lượng estrogen và testosterone được thải ra từ gan vì lượng estrogen và testosterone cao sẽ khiến cho các triệu chứng bệnh thêm nghiêm trọng hơn.(Trong một số trường hợp, phụ nữ mắc hội chứng SAPHO có thể tiến hành liệu pháp thay thế estrogen).
- Tránh các loại thảo dược làm tăng sức đề kháng như cúc dại và cây chàm.
Một trong những vấn đề về da nghiêm trọng và khó chữa trị nhất là chứng dày sừng tiết bã. Vấn đề này gây ra những nốt mụn giống như mụn trứng cá và thường xuất hiện vào độ tuổi 60 và kéo dài trong nhiều năm.
Mụn trứng cá là một tình trạng bệnh lý ở da ảnh hưởng đến hầu hết mọi người trong một khoảng thời gian nào đó trong cuộc đời của họ.
Mụn xuất hiện khi các tuyến tiết dầu (gọi là tuyến bã nhờn) trong các nang lông trở nên hoạt động quá mức. Những tuyến này tạo ra bã nhờn- là một chất dầu giúp ngăn chặn sự khô da.
Tuổi dậy thì và thanh niên là nhóm tuổi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mụn trứng cá. Có khoảng tám phần mười (80%) người từ 11 đến 30 tuổi có mụn trứng cá.
- 3 trả lời
- 2547 lượt xem
Lần đầu tiên tôi uống thuốc Bactrim trong khoảng thời gian một tháng và mụn của tôi đã hết. Tôi từng bị mụn bọc rất nặng. Mặt tôi không bị mụn khoảng 3-4 tháng sau đó, nhưng bây giờ mụn tái phát và thậm chí nhiều hơn một chút. Tôi lại uống Bactrim nhưng sợ rằng sau khi ngừng uống thuốc, kết quả cũng chỉ duy trì được vài tháng, và mụn sẽ lại tái phát. Liệu có thuốc kháng sinh nào các tác dụng trị mụn lâu dài không?
- 5 trả lời
- 3795 lượt xem
Tôi năm nay 30 tuổi, và thường bị mụn ở vùng dưới cằm, quanh quai hàm- phần dưới của mặt, thỉnh thoảng lan xuống cổ. Mụn cũng thường nặng hơn khi tôi gần đến chu kỳ kinh. Liệu đó có phải là mụn trứng cá do nội tiết không ?