Dán sứ Veneer có gây đau không?
Dán sứ Veneer là một trong những phương pháp ít xâm lấn nhất trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ. Bác sĩ có thể sẽ gây tê tại chỗ vì mức độ nhạy cảm của mỗi người là khác nhau. Trong số các trường hợp mà tôi đã thực hiện thì đa số khách hàng đều cảm thấy thoải mái vì quá trình mài răng đều chỉ dừng ở dừng lại ở đường rìa lợi. Vì thế nếu khách hàng có thể vệ sinh răng miệng đúng cách thì lợi sẽ không bị sưng và cũng không xảy ra hiện tượng răng nhạy cảm.
Tùy thuộc vào từng trường hợp mà phương pháp dán sứ có thể gây đau hoặc có thể không. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng đều nói rằng họ cảm thấy hoàn toàn thoải mái.
Dán sứ Veneer là một trong những phương pháp ít gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng nhất trong lĩnh vực nha khoa hiện đại. Các mặt dán sứ thường có kết cấu rất mỏng (có thể chỉ 0.2mm) nên khách hàng sẽ không cảm thấy đau khi mặt dán sứ được gắn lên răng. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ.
- Thay thế răng sứ cũ có lớp khung kim loại bên dưới. Có nhiều khách hàng tìm đến các phòng khám nha khoa thẩm mỹ để thay thế những vật liệu phục hình đã lỗi thời (ví dụ như răng sứ bằng sứ kim loại). Có nhiều trường hợp mà sau khi chúng tôi loại bỏ những loại răng sứ này thì thấy răng bên dưới bị sâu nghiêm trọng và cần phải bị loại bỏ. Lỗ thủng càng ăn sâu vào tủy thì khách hàng sẽ càng thấy đau sau khi phẫu thuật.
- Chỉnh sửa nhiều răng sứ và mặt dán sứ veneer cùng một lúc: Cấu trúc răng càng bị phá hủy nhiều (có thể là do răng mọc lệch hay bọc răng sứ) thì tủy răng sẽ càng bị viêm nặng và gây đau.
Tuy nhiên, nhìn chung thì 95% các khách hàng dán sứ veneer đều cho biết họ không hề có bất kì cảm giác khó chịu nào.
Quá trình dán sứ gồm các bước sau:
- Mài răng và gắn mặt dán tạm thời
- Gắn mặt dán sứ cố định, có thể trong cùng một ngày hoặc 1, 2 tuần sau
Trong quá trình thực hiện, khách hàng sẽ không hề thấy đau. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu quá trình dán sứ, bác sĩ có thể sẽ gây tê tại chỗ hoặc dùng nitơ oxit để giảm căng thẳng theo yêu cầu của khách hàng.
Sau khi mài răng, một số khách hàng sẽ bị hiện tượng sưng đỏ lợi nhưng có thể dùng thuốc ibuprofen để điều trị. Triệu chứng sưng đỏ sẽ hết trong vòng 1 – 2 ngày và đa số khách hàng đều không gặp phải hiện tượng này.
Khi mặt dán sứ đã được gắn lên răng, một số người sẽ gặp hiện tượng răng nhạy cảm kéo dài trong khoảng 1 ngày – 1 tuần và cũng có thể dùng thuốc ibuprofen.
Tóm lại, về cơ bản thì phương pháp dán sứ Veneer sẽ không gây đau, bất cứ hiện tượng sưng đỏ hay răng nhạy cảm nào cũng đều là bình thường và có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn để điều trị.
Sau khi hoàn thành quá trình dán sứ, có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu nhưng chỉ ở mức độ rất nhẹ. Bạn có thể dùng thuốc giảm đau cách 4 – 6 tiếng một lần trong một vài ngày sau đó.
Nếu bạn sợ đau thì có thể chọn phương pháp dán sứ không mài răng hoặc chọn loại mặt dán sứ Lumineeer. Mặc dù những lựa chọn này có một số điểm hạn chế nhưng bù lại sẽ không cần phải gây tê và không mài răng. Ngoài ra, sự phù hợp của khách hàng của rất quan trọng nên hãy nói chuyện với bác sĩ để xem mình có phù hợp với phương pháp này hay không.
Tuy nhiên tôi vẫn thường kê thuốc giảm đau cho khách hàng, đặc biệt là khi dán sứ cho từ 4 răng trở lên cùng một lúc. Điều này giúp khách hàng hoàn toàn thoải mái cả trong và sau quá trình dán sứ. Ngoài thuốc gây tê còn có các lựa chọn khác là thuốc an thần và khí gây cười.
Tất cả những điều trên còn phụ thuộc vào từng khách hàng, mức độ chịu đau của họ, độ nhạy cảm của răng, tình trạng tụt lợi và những vấn đề đang tồn tại như nứt hay sâu răng.
Khoảng một thời gian ngắn sau khi kết thúc quá trình, khách hàng sẽ được cho dùng các loại thuốc kháng viêm không steroid (NSAID), ví dụ như Advil. Đó là tất cả những gì cần thiết để ngăn ngừa các triệu chứng đau có thể xảy ra trong thời gian này.
Bước tiếp theo là gắn mặt dán sứ. Một lần nữa, khách hàng sẽ lại được gây tê. Lí do cần phải gây tê ở bước này là bởi mặt dán tạm thời được gỡ bỏ và răng có thể bị nhạy cảm do không còn lớp che phủ. Sau khi mặt dán cố định được gắn lên, răng thường vẫn bị nhạy cảm và khách hàng có thể dùng các loại thuốc chống viêm không steroid để ngăn chặn các cơn đau.
Nếu bạn quá lo lắng, căng thẳng thì bạn có thể dùng thuốc an thần dạng uống để có thể thư giãn trở lại. Các loại thuốc này đều rất an toàn và có giá không đắt.
Sau đó, bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành gây tê tại chỗ. Bước này sẽ giúp ngăn chặn mọi cảm giác đau, khó chịu mà bạn có thể gặp phải trong quá trình dán sứ. Bác sĩ có thể sẽ dùng thuốc tê dạng bôi trước để giúp khách hàng thấy dễ chịu hơn khi tiêm. Tuy nhiên, bác sĩ cần phải dùng loại thuốc tê dạng bôi thật mạnh, bôi lên chính xác vị trí sắp được tiêm thuốc tê và đợi để thuốc tê dạng bôi có thời gian phát huy tác dụng. Không được phép tiêm ngay sau khi bôi.
Một điều quan trọng nữa là bác sĩ cần tiến hành gây tê tại chỗ một cách từ từ, nếu làm quá nhanh thì có thể sẽ gây đau.
Tiếp theo, phương pháp dán sứ Veneer đòi hỏi phải có bước mài cùi răng nhưng đa số các trường hợp thì dụng cụ mài không đi vào quá sâu như khi điều trị sâu răng cho răng hàm. Và, nếu như bạn chỉ muốn khắc phục vấn đề răng xỉn màu, răng bị bào mòn hay các răng mọc hơi lệch thì bác sĩ sẽ chỉ cần mài đi một phần men răng rất nhỏ và không đi vào ngà răng hay lớp ở sâu bên trong – nơi có chứa tủy răng.
Quá trình gắn mặt dán sứ lên răng sẽ không gây đau bởi một lần nữa, bạn sẽ lại gây tê và khi mặt dán sứ được gắn cố định thì không cần mài cùi răng nữa.
Mặc dù vậy nhưng bạn có thể sẽ gặp hiện tượng răng nhạy cảm sau khi thuốc tê hết tác dụng. Vì lí do này nên các bác sĩ thường cho khách hàng dùng thuốc giảm đau cách 4 – 6 tiếng một lần trong vài ngày sau khi răng được mài và tiếp tục dùng sau khi mặt dán sứ đã được gắn cố định lên răng. Chỉ có khoảng 3 – 5% khách hàng gặp phải hiện tượng răng trở nên nhạy cảm mức độ nặng nhưng các loại thuốc giảm đau mạnh có thể giải quyết được vấn đề này một cách nhanh chóng.
Nếu như bạn là người sợ đau thì nên chọn mặt dán sứ thay vì mặt dán composite vì mặt dán sứ sẽ bền lâu hơn, do đó bạn sẽ ít phải thay mặt dán mới hơn. Ngoài ra, bạn có thể chọn kĩ thuật dán sứ không cần mài cùi răng hoặc mài ít để hạn chế việc gây tê. Cuối cùng, thuốc an thần dạng uống cũng là một biện pháp giúp bạn cảm thấy bớt căng thẳng hơn.
Bên cạnh phương pháp truyền thống, hiện nay còn có công nghệ dán sứ không xâm lấn, theo đó, mặt dán sứ được gắn trực tiếp lên răng mà không cần phải mài cùi răng, do đó hoàn toàn không gây đau và răng vẫn có thể được khôi phục lại như cũ sau khi gỡ mặt dán sứ. Tuy nhiên, kết quả thường gây cộm và cho cảm giác răng quá dày.
Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại mặt dán composite – có giá thấp hơn và cũng không cần mài cùi răng nhưng sẽ không được bền như mặt dán sứ.
Tôi nên chọn dán sứ Veneer hay bọc răng sứ?
Răng của tôi bị xỉn màu và không đều. Tôi nên chọn phương pháp dán sứ veneer hay bọc răng sứ?
- 37 trả lời
- 2028 lượt xem
Mặt dán sứ Veneer giá bao nhiêu?
Chi phí của phương pháp dán sứ Veneer được tính theo từng răng hay cả quá trình?
- 26 trả lời
- 1217 lượt xem
Mặt dán sứ Veneer có khiến răng mất tự nhiên không?
Tôi đang tìm hiểu phương pháp dán sứ veneer, vì thấy được nhiều phòng khám nha khoa quảng cáo và có nhiều người cũng đi làm. Liệu dán sứ veneer có làm răng trông bị giả không?
- 14 trả lời
- 1780 lượt xem
Cách giữ cho mặt dán sứ veneer trắng sáng?
Xin hỏi bác sĩ các phương pháp để duy trì và giữ cho mặt dán sứ veneer luôn trắng sáng?
- 26 trả lời
- 2097 lượt xem
Có thể gỡ bỏ mặt dán sứ veneer hay không?
Nếu như không còn phù hợp thì liệu mặt dán sứ có thể được gỡ bỏ và trả lại hàm răng như trước đây hay không?
- 18 trả lời
- 5613 lượt xem