Cách giữ cho mặt dán sứ veneer trắng sáng?
Cũng giống như những phương pháp nha khoa khác, việc kiểm tra định kì cũng là chìa khóa giúp duy trì mặt dán sứ.
Nếu được thực hiện đúng chuẩn, mặt dán sứ sẽ có vẻ ngoài rất tự nhiên và sáng bóng nhưng nếu như được làm bởi một phòng khám kém chất lượng thì mặt dán sứ sẽ mờ đục ngay sau khi răng được vệ sinh chuyên nghiệp. Bạn có thể dùng các sản phẩm đánh bóng không ăn mòn để giữ cho mặt dán sứ luôn bóng.
Sau khi dán sứ bạn không cần phải lo lắng về việc nhai thức ăn bởi đa số chúng ta đều dùng răng hàm để nhai. Tuy nhiên, bạn cần tránh dùng răng để mở nắp chai hay xé túi nilon.
Răng có thể ngả màu nên nếu như mặt dán sứ không được làm cẩn thận thì các tác nhân như thuốc lá, cà phê hay rượu vang có thể khiến cho rìa mặt dán bị ngả màu. Tuy nhiên, nếu được thực hiện và duy trì cẩn thận thì mặt dán sứ sẽ có độ bền rất lâu.
Mặc dù vật liệu composite được sử dụng trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ hiện nay đã có sự cải tiến rất lớn so với loại vật liệu được dùng nhiều năm về trước nhưng chúng vẫn có thể bị đổi màu và nhiễm màu theo thời gian. Một liệu trình đánh bóng nhẹ nhàng tại phòng khám nha khoa sẽ giúp loại bỏ đi lớp bề mặt bị xỉn màu nhưng rất khó để làm trắng được lớp bên trong, thay vào đó bạn sẽ cần thay thế mặt dán composite mới. Đó là lí do tại sao nhiều bác sĩ nha khoa và khách hàng chọn dùng mặt dán sứ - loại mặt dán được làm từ vật liệu mịn hơn và hầu như không bị đổi màu. Bạn sẽ vẫn có thể uống cà phê hay hút thuốc mà không phải lo mặt dán sứ bị ngả màu.
Kể cả trong trường hợp mặt dán sứ hơi đổi màu thì bạn cũng có thể dễ dàng loại bỏ được lớp bề mặt bằng cách đánh răng, bôi kem đánh răng có khả năng ăn mòn nhẹ lên mặt dán sứ hoặc đến gặp bác sĩ nha khoa để được đánh bóng.
Bạn nên duy trì thói quen chăm sóc răng hàng ngày bao gồm đánh răng bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng không ăn mòn (không có tác dụng tẩy trắng) và dùng chỉ nha khoa. Ngoài ra, bạn có thể dùng tinh chất làm trắng răng sau khi ăn các loại thực phẩm có màu để ngăn ngừa tình trạng răng bị ngả màu.
Nếu như tình trạng này vẫn tiếp diễn thì bạn có thể tìm đến các phương pháp làm trắng ở phòng khám nha khoa để loại bỏ phần bề mặt bị chuyển màu .
Trong một số trường hợp, mặt dán sứ có thể bị bong và có vẻ như bị xỉn màu. Lúc này, bạn sẽ cần thay mặt dán sứ mới.
Cuối cùng, nếu như không thể khắc phục được tình trạng xỉn màu bằng các biện pháp làm trắng thì mặt dán sứ cần được thay mới hoàn toàn.
Bạn không nhát thiết phải bỏ uống cà phê hay rượu vang để duy trì vẻ trắng bóng cho mặt dán sứ. Giống như các loại bát đĩa sứ, các vết ố trên mặt dán sứ cũng có thể được rửa sạch một cách dễ dàng. Mặc dù vậy nhưng tôi vẫn khuyên bạn nên đánh răng bằng bàn chải điện và kem đánh răng không ăn mòn. Những người mà răng nhanh hình thành mảng bám thì nên đi vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp mỗi 3 - 4 tháng một lần.
Một khi mặt dán sứ còn lớp phủ bóng này hoặc kể cả nếu mặt dán sứ cần được chỉnh sửa thì bạn sẽ chỉ cần chăm sóc răng miệng mỗi ngày bằng cách đánh răng, dùng chỉ nha khoa và đến gặp chuyên viên vệ sinh răng 6 tháng một lần là đủ để duy trì vẻ đẹp của mặt dán sứ.
Một chuyên viên có trình độ sẽ hiểu được rằng mặt dán sứ không cần đến các biện pháp vệ sinh giống như răng tự nhiên và sẽ loại bỏ hết cao răng trước khi chúng tích tụ lại thành một lớp cứng để tránh làm tổn hại đến mặt dán sứ.
Những người bị khô miệng thường là những đối tượng dễ gặp phải vấn đề này nhất.
Tôi luôn phát máng bảo vệ răng ban đêm cho các khách hàng dán sứ để ngăn mặt dán sứ không bị tổn hại do thói quen nghiến răng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dùng dụng cụ nhám kẽ để lấy đi lớp bề mặt bị xỉn màu của mặt dán sứ. Mặc dù, biện pháp này sẽ không làm trắng mặt dán sứ nhưng sẽ loại bỏ được những vùng bị ố vàng, đặc biệt là ở những người hút thuốc.
Hút ở hai bên miệng để khói thuốc không ảnh hưởng đến răng cửa. Uống cà phê bằng ống hút để cà phê không chạm vào răng.
Xúc miệng bằng nước lã hoặc nước xúc miệng, đánh răng và dùng chỉ nha khoa ngay sau khi hút thuốc hay uống cà phê.
Duy trì việc đi kiểm tra nha khoa thường xuyên và vệ sinh răng chuyên nghiệp mỗi 3 – 6 tháng một lần.
Việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa hàng ngày cũng sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mặt dán sứ bị ố vàng. Ngoài ra, bạn cần hạn chế uống soda, cà phê, rượu và khi uống những đồ uống này xong thì hãy xúc miệng ngay lập tức. Nếu như mặt dán sứ có dấu hiệu bị đục hay ngả màu thì hãy đến bác sĩ nha khoa để đánh bóng, giúp mặt dán sứ trở lại như lúc ban đầu.
Tùy thuộc vào thời gian mà bạn có thể dùng máng tẩy trắng răng kết hợp với gel để làm trắng mặt dán sứ. Mặc dù loại gel này không thể thay đổi được màu sắc của mặt dán sứ nhưng có thể đi vào những kẽ hở li ti và oxy hóa vùng bị xỉn màu.
Ngoài ra, tôi luôn khuyên các khách hàng của mình nên đi vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp 3 lần mỗi năm. Các chuyên gia sẽ biết chính xác nên dùng phương pháp nào để vệ sinh răng miệng hiệu quả nhất mà không làm xước hay mờ đục mặt dán sứ.
Vì mặt dán chỉ được gắn lên mặt trước của răng nên mặt sau vẫn có thể bị xỉn màu do những loại đồ ăn và thức uống mà bạn nạp vào hàng ngày. Đây là lí do mà bạn cần đi vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp thường xuyên hơn.
Bạn cần có một bộ làm trắng răng tại nhà và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, gồm có đánh răng, xỉa răng, dùng nước xúc miệng, chỉ nha khoa. Bên cạnh đó, việc đi khám nha khoa định kì sẽ giúp loại bỏ và giảm thiểu những vùng bị ngả màu trước khi nó trở nên quá rõ rệt.
Sau đây là một số tip để giữ cho răng và mặt dán sứ không bị ngả màu:
- Không hút thuốc
- Không dùng các loại xúc miệng có màu và có thành phần cồn
- Không dùng các loại kem đánh răng có công dụng tẩy trắng và bào mòn
- Luôn luôn xúc miệng sau khi ăn nếu như không thể đánh răng và dùng chỉ nha khoa ngay.
- Tip cuối cùng và quan trọng nhất là dùng ống hút khi uống các loại đồ uống có thể khiến răng bị xỉn màu như trà xanh, trà nóng/lạnh, cà phê và các loại nước có nhiều axit. Việc này sẽ ngăn đồ uống chạm vào răng và hạn chế được tình trạng răng/mặt dán sứ bị ố vàng.
Cũng giống như bát đĩa sứ, ưu điểm nổi trội của mặt dán sứ là không bị ngả màu. Đôi khi, rìa của mặt dán có thể bị nhiễm màu nhưng có thể dễ dàng bị loại bỏ.
Phần rìa của mặt dán sứ có thể bị chuyển màu nên một bác sĩ có trình độ sẽ cần đảm bảo được rằng phần rìa này được đặt ở một vị trí không bị lộ để nhỡ có bị ngả màu cũng không làm mất thẩm mỹ.
Các loại đồ uống có màu như cà phê, trà, nước ngọt, rượu vang có thể làm đổi màu răng tự nhiên hoặc phần rìa của mặt dán sứ nên bạn cần tránh hoặc hạn chế tối đa các loại đồ uống này. Bên cạnh đó, không được hút thuốc và nhớ phải đi kiểm tra răng miệng thường xuyên để giữ cho mặt dán sứ bền màu.
Tuy nhiên, răng tự nhiên lại không được như vậy. Răng tự nhiên rất dễ bị ngả màu. Nguyên nhân thường là do việc hút thuốc, uống cà phê, trà, đồ ăn có màu đậm (như cà ri), xì dầu, coca, rượu vang, nước ép nho,… Men răng có thể bị ngả màu ở cả bên trong và bên ngoài do những loại đồ uống, thực phẩm kể trên có thể bám vào bề mặt ngoài của răng và đi vào bên trong. Chuyên gia vệ sinh răng miệng có thể dễ dàng loại bỏ được phần ố vàng ở bên ngoài nhưng để tẩy trắng được phần răng tự nhiên bên trong thì bạn cần thực hiện các biện pháp tẩy trắng răng.
Ngoài ra, còn có ba nguyên nhân khác khiến cho răng bị xỉn màu. Thứ nhất là do quá trình lão hóa tự nhiên. Thứ hai là do tủy răng bị chết và cần tiến hành rút tủy để ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng. Thứ ba là răng bị chuyển màu do chấn thương hoặc đeo niềng răng.
Nếu như răng đã được dán sứ thì bạn không cần phải lo về vấn đề mặt dán bị ngả màu nhưng răng tự nhiên thì lại có thể bị. Dưới đây là một số thứ mà bạn cần tránh để hạn chế tối đa tình trạng ngả màu:
- Tránh hút thuốc
- Tránh các loại kem đánh răng có công dụng “làm trắng” do các loại kem này có chứa thành phần bào mòn.
- Tránh xa cà phê, trà, rượu vang,… Nếu như không thể bỏ được thì ít nhất bạn nên dùng ống hút khi uống.
- Vệ sinh răng miệng hàng ngày
- Đi vệ sinh răng miệng chuyên nghiệp 3 – 4 lần/năm
Chỉ cần có thể làm theo những hướng dẫn này thì bạn sẽ hạn chế được tối đa tình trạng răng và mặt dán sứ bị chuyển màu theo thời gian.
Có cách nào để làm trắng mặt dán sứ không?
Liệu có cách nào để làm trắng được mặt dán sứ veneer không?
- 17 trả lời
- 1287 lượt xem
Cách khôi phục răng cửa bị mẻ
Nửa bên dưới răng của tôi bị mẻ. Tôi muốn biết có những phương án khôi phục nào và việc khôi phục răng sẽ có độ bền bao lâu? Tôi mới 20 tuổi thì sẽ cần thay thế vật liệu phục hình khoảng bao nhiêu lần nữa? Nếu tôi dán sứ veneer lên răng thì có cần phải tiến hành rút tủy hay bọc răng sứ trước không?
- 19 trả lời
- 1919 lượt xem
Có thể dán sứ cho hai răng cửa bị thưa để thu hẹp khoảng cách giữa chúng không?
Liệu sau khi dán sứ hai răng này có bị khác so với những răng còn lại không? Tôi nghe nói rằng đa số mọi người đều cần dán từ 6 – 8 răng nhưng tôi lo ngại vấn đề về chi phí. Liệu phương pháp dán composite có thể thay thế được cho phương pháp dán sứ Veneer về lâu dài không? Tôi không muốn phải chi tiền cho phương pháp dán compostie rồi sau vài năm lại phải tiếp tục phải bỏ tiền ra thay thế mặt dán composite bằng mặt dán sứ.
- 14 trả lời
- 1895 lượt xem
Cách giữ cho mặt dán sứ mới không bị nứt, mẻ?
Xin tư vấn của các bác sĩ làm thế nào để giữ gìn mặt dán sứ veneer để không bị nứt, mẻ trong tương lai? Và cả vấn đề ngả vàng, ố màu nữa. Dán veneer khá đắt nên tôi không muốn mất thêm khoản tiền lớn nữa.
- 13 trả lời
- 1286 lượt xem