Có cần gây mê khi căng da mặt không?
Tôi thực hiện tất cả các ca phẫu thuật căng da mặt dưới phương pháp gây mê tĩnh mạch kết hợp với gây tê tại chỗ. Với phương pháp này, bạn sẽ hoàn toàn mất nhận thức và quy trình phẫu thuật được thực hiện một cách an toàn.
Nếu gây mê toàn thân (đặt ống nội khí quản), thao tác của bác sĩ sẽ bị ảnh hưởng bởi ống thở được dẫn vào trong cổ họng của bệnh nhân và việc tỉnh lại sẽ khó khăn hơn.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những bệnh nhân được phẫu thuật dưới phương pháp gây mê toàn thân có nguy cơ bị thuyên tắc phổi (dù nguy cơ này là rất nhỏ). Vì vậy, tôi nghĩ rằng gây tê tại chỗ kết hợp với gây mê tĩnh mạch sẽ tốt hơn. Tôi thường chỉ gây mê toàn thân cho các ca phẫu thuật trên cơ thể.
Khi cần dùng phương pháp gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân nhẹ thì quá trình này cần được thực hiện bởi bác sĩ gây mê có chứng nhận chứ không phải là bác sĩ phẫu thuật tự thực hiện. Đối với các ca căng da mặt trên phạm vi nhỏ thì có thể chỉ cần gây tê tại chỗ. Còn trong những trường hợp cần căng da mặt toàn phần với nhiều phương pháp bổ sung thì nên dùng phương pháp gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân mức độ nhẹ.
Theo kinh nghiệm của tôi thì quy trình căng da mặt có thể dễ dàng được thực hiện với phương pháp gây tê tại chỗ mà vẫn cho ra kết quả tối ưu. Ở những bệnh nhân trong độ tuổi 40 đến 50 và có tình trạng sức khỏe tốt, thì việc phẫu thuật dưới sự gây tê tại chỗ vẫn có thể cho kết quả tương đương với những ca được gây mê toàn thân.
Hiện nay, chúng tôi không còn sử dụng kỹ thuật chỉ xử lý cấu trúc SMAS nữa vì kỹ thuật này không cho hiệu quả bền lâu. Thay vào đó, chúng tôi thường sự kết hợp kỹ thuật căng da mặt MACS với kỹ thuật nâng cấu trúc SMAS để cho ra kết quả cao hơn và bền lâu hơn. Những kỹ thuật này có thể được thực hiện dễ dàng, an toàn và thoải mái với phương pháp gây tê tại chỗ.
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng dung dịch căng mô tumescent (một hỗn hợp gồm có thuốc gây tê tại chỗ, epinephrine, nước muối sinh lý và sodium bicarbonate) để gây tê tại chỗ và tiến hành phẫu thuật an toàn hơn, giúp cầm máu và tạo sự thoải mái tối đa cho bệnh nhân.
Phương pháp căng da cổ hoặc hút mỡ cũng có thể được thực hiện cùng một lúc trong quy trình căng da mặt bằng cách sử dụng dung dịch tumescent.
Tuy nhiên, với những người đã có các dấu hiệu lão hóa ở mức độ từ vừa đến nặng hoặc đang tiến hành nhiều phương pháp trẻ hóa da mặt thì quy trình phẫu thuật nên được thực hiện dưới phương pháp gây mê tĩnh mạch hoặc gây mê toàn thân.
Tôi thường chỉ sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ cho những đối tượng bệnh nhân sau đây:
- Những người chỉ cần căng da mặt mini và không cảm thấy căng thẳng khi phải phẫu thuật.
- Những người không thể gây mê toàn thân do lý do sức khỏe nhưng có thể gây tê tại chỗ.
- Những người không muốn gây mê toàn thân vì sợ.
Đối với tất cả những bệnh nhân khác, tôi thường sử dụng phương pháp gây mê nội khí quản. Rất hiếm khi có trường hợp nào bị buồn nôn hoặc thời gian phục hồi kéo dài do phương pháp gây mê này. Bằng cách này, bệnh nhân sẽ hoàn toàn không cảm thấy đau, không còn nhận thức về ca phẫu thuật và thoải mái hơn so với gây tê tại chỗ trong các ca phẫu thuật kéo dài. Mỗi phương pháp gây mê/gây tê cần được lựa chọn tùy theo từng bệnh nhân. Bạn nên cẩn thận với những nơi mà bác sĩ chỉ gây tê tại chỗ bởi vì ở những nơi như vậy thường không có bác sĩ chuyên môn để tiến hành gây mê.
Là một người đã từng thực hiện rất nhiều ca phẫu thuật thẩm mỹ trên mặt với cả phương pháp gây mê toàn thân và gây mê tĩnh mạch, tôi có thể nói với rằng phương pháp gây mê tĩnh mạch có tất cả các ưu điểm của gây mê toàn thân (như tạo sự thoải mái cho bệnh nhân) và còn có thêm ưu điểm là rất ít tác dụng phụ đi kèm. Những ưu điểm chính của phương pháp gây mê tĩnh mạch gồm có:
- Không cần phải đặt ống thở trong cổ họng
- Không cần dùng đến máy thở
- Thời gian phục hồi nhanh hơn nhiều
- Bệnh nhân không bị chóng mặt, buồn nôn sau khi hồi tỉnh
Trong quá trình gây mê tĩnh mạch, một đầu kim nhỏ được đưa vào một trong các tĩnh mạch ở trên mu bàn tay. Qua đầu kim này, thuốc gây mê sẽ được đưa vào để làm cho bệnh nhân chìm vào giấc ngủ. Lượng thuốc gây mê sẽ được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của từng người. Sau khi ngủ, một số loại thuốc tê sẽ được bôi lên da để làm tê liệt vùng cần được phẫu thuật.
Ưu điểm của phương pháp gây mê tĩnh mạch là trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân sẽ không còn nhận thức được bất cứ điều gì đang xảy ra nhưng vẫn có thể tự thở được. Khi quy trình phẫu thuật kết thúc, thuốc gây mê sẽ được ngừng truyền và bệnh nhân sẽ bắt đầu hồi tỉnh. Vì các loại thuốc được sử dụng trong gây mê tĩnh mạch hết tác dụng khá nhanh nên hầu hết bệnh nhân đều có thể về nhà trong vòng chưa đầy 15 phút sau khi hoàn tất ca phẫu thuật.
Theo tôi, gây tê tại chỗ kết hợp với gây mê tĩnh mạch sẽ là cách tốt nhất để kiểm soát cơn đau, giúp bệnh nhân thư giãn và an toàn, đồng thời cho phép bác sĩ tiến hành công việc hiệu quả hơn. Đây là phương pháp mà tôi sử dụng trong hầu hết các trường hợp, ngoại trừ các ca phẫu thuật mũi (lúc này thì phải gây mê toàn thân). Vậy gây mê toàn thân có thể an toàn không? Chắc chắn là an toàn. Tuy nhiên, phương pháp này có những nhược điểm sau:
- Cần đặt ống nội khí quản (đặt một ống nhựa qua thanh quản vào khí quản). Cơ thể sẽ phải cố gắng để bảo vệ đường hô hấp; việc đặt một ống nội khí quản sẽ gây kích thích và áp lực lên tim.
- Tích tụ máu ở chân hoặc gây giãn mạch. Phương pháp gây mê toàn thân có thể gây giãn mạch máu, làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT), và có thể là thuyên tắc phổi. Đó là lí do phải sử dụng tất nén hoặc các thiết bị nén để giảm thiểu nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu trong khi phẫu thuật với phương pháp gây mê toàn thân.
- Gây cảm giác nôn nao. Thuốc gây mê khi được đưa vào qua đường hô hấp sẽ tích tụ ở lớp mỡ trong cơ thể và một số loại thuốc gây mê có thể duy trì tác dụng lên đến vài ngày sau khi phẫu thuật. Do đó, phương pháp gây mê qua đường hô hấp thường có nguy cơ gây buồn nôn sau phẫu thuật cao hơn, điều này sẽ gây cản trở cho quá trình phục hồi.
Trong phần lớn các ca phẫu thuật, tôi thường chỉ gây tê tại chỗ kết hợp với gây mê tĩnh mạch. Tuy nhiên, có những trường hợp (phẫu thuật căng da bụng, nâng mũi,…) mà gây mê toàn thân sẽ là lựa chọn lý tưởng hơn để tạo sự thoải mái cho bệnh nhân và kiểm soát đường hô hấp.
Ưu điểm của phương pháp gây mê toàn thân:
- Không bị đau vì không cần tiêm
- Dễ dàng hơn cho bác sĩ phẫu thuật
Nhược điểm của gây mê toàn thân:
- Rủi ro cao hơn
- Chi phí cao hơn
- Bệnh nhân có thể bị buồn nôn sau khi phẫu thuật
- Huyết áp có thể tăng cao khi tỉnh lại, dẫn đến tụ máu
Phương pháp căng da mặt có thể được thực hiện với một trong hai cách đều được nhưng tôi thường sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ cùng với thuốc an thần vì các lý do đã nêu trên.
Căng da mặt giá bao nhiêu?
Tôi không thể tìm thấy thông tin về chi phí phẫu thuật căng da mặt. Bác sĩ làm ơn giúp tôi ước tính xem căng da mặt truyền thống giá bao nhiêu?
- 46 trả lời
- 3009 lượt xem
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật căng da mặt mất bao lâu?
Tôi đang định phẫu thuật thẩm mỹ căng da mặt nhưng lại lo lắng về thời gian phải nghỉ việc sau khi mổ. Quá trình hồi phục sau căng da mặt có lâu không? Khi nào tôi có thể ra ngoài mà diện mạo trông sẽ đẹp, trẻ trung tự nhiên và không kỳ cục (hoặc bị lộ việc vừa mới căng da mặt) ?
- 29 trả lời
- 12559 lượt xem
Căng da mặt mini và căng da mặt toàn phần - cái nào tốt hơn?
Căng da mặt mini nghe thật hấp dẫn đối với tôi. Giá rẻ hơn, ít xâm lấn hơn, có thể giúp khắc phục vùng da chảy xệ và cằm xị của tôi. Tại sao tôi lại có thể lựa chọn căng da mặt toàn phần? Lựa chọn nào sẽ tốt hơn?
- 48 trả lời
- 5193 lượt xem
Căng da vùng cằm cổ ở tuổi 50?
Tôi sắp 50 tuổi. Da mặt tôi tương đối săn chắc và khá đẹp so sới độ tuổi của mình vì vậy tôi nghĩ không cần căng da mặt. Tuy nhiên vùng cổ và cằm của tôi trông không đẹp như vùng mặt. Có cách nào để làm săn chắc và làm căng vùng cằm và cổ của tôi không?
- 29 trả lời
- 2907 lượt xem
Căng da mặt là cách duy nhất để khắc phục cằm xệ và các rãnh môi-hàm marionette lines?
Tôi năm nay 66 tuổi và là một người hạnh phúc. Tuy nhiên gương mặt tôi trông có vẻ buồn vì các nếp nhăn chạy dọc xuống từ các góc miệng đến từng bên cằm (rãnh môi hàm). Tôi cũng có những bọng mỡ nhỏ ở hai bên mặt dọc theo đường quai hàm của mình. Có lẽ tất cả đều bình thường nhưng tôi mệt mỏi khi cứ phải che giấu chúng sau mái tóc dài của mình. Tôi sợ phải phẫu thuật căng da mặt và nhưng tìm hiểu thấy rằng căng da vùng mặt dưới sẽ không thể giải quyết được các rãnh môi- hàm? Vậy tôi phải làm gì?
- 18 trả lời
- 2665 lượt xem
Căng da mặt không phẫu thuật là sự kết hợp của các quy trình nhằm giải quyết tình trạng da chảy xệ, da mỏng nhăn nheo (da crepey) và các đường nhăn nhỏ mà không có đường mổ, gây mê toàn thân hoặc nằm viện
Căng da vùng mặt dưới là một quy trình phẫu thuật giúp căng da và thắt chặt da vùng mặt dưới.
Căng da mặt SMAS hiện nay đang được coi là kỹ thuật tiêu chuẩn.
Phiên bản cải tiến của căng da mặt SMAS, tác động ở lớp sâu hơn, làm căng da mặt và giảm bớt dấu hiệu lão hóa ở phạm vi rộng hơn