Các phương pháp trị mụn an toàn dành cho phụ nữ mang thai
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Sự thay đổi thất thường của hormone gây ra mụn trứng cá trong 6 tháng cuối của thai kì.
- Ngoài trừ các sản phẩm làm trắng da có chứa hydroquinone hoặc retinoid, đa số sản phẩm trị mụn khác đều có thể dùng được cho phụ nữ mang thai.
- Ánh sáng xanh và ánh sáng đỏ vẫn có thể được dùng trong thai kì nhưng chú ý không làm da quá nóng.
- Không được nặn mụn vì nốt mụn càng sưng to thì nguy cơ vi khuẩn xâm nhập vào máu càng cao, gây nguy hiểm cho thai nhi.
Mụn trứng cá có thể kéo dài trong suốt thai kì do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể. Mụn có thể xuất hiện trên mặt hoặc cả những vị trí khác trên cơ thể như cánh tay hay lưng.
Bị mụn nhiều hơn thời trung học phổ thông
Việc bị nhiều mụn vào tuần thứ 12 hoặc 13 của thai kì không phải là điều gì bất thường. Lý do khiến phụ nữ bị mụn khi mang thai là do hormone testosterone.
Testosterone là loại hormone mà nếu tồn tại với lượng lớn sẽ gây ra những biểu hiện giống nam giới như mọc lông, giọng trầm, cơ bắp phát triển hay nóng tính.Ở phụ nữ, testosterone có tác dụng chi phối các chức năng sinh lí. Buồng trứng chỉ tạo ra một lượng rất nhỏ testosterone trong suốt cuộc đời của phụ nữ, đặc biệt là vào thời kì dậy thì và khi mang thai, nhất là khi thai nhi là con trai. Sự tăng cao của testosterone vào thai kì kích thích tuyến bã nhờn sản sinh dầu trên da.
Ngoài ra, cơ thể phụ nữ còn sản sinh rất nhiều estrogen trong thai kì. Sự kết hợp giữa testosterone và estrogen làm cho da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng, do đó dễ xuất hiện những đốm thâm khi tiếp xúc với ánh nắng. Hiện tượng này sẽ hết khi em bé ra đời. Tuy nhiên, những đốm thâm do mụn lại có thể nhiều hơn và ở lại trên da lâu hơn. Những phụ nữ có da khô, da nhạy cảm và da tối màu thường có dễ gặp phải vấn đề này hơn.
Cách trị mụn trứng cá khi mang thai
Việc điều trị mụn trứng cá khi mang thai cũng giống với việc trị mụn ở những thời điểm bình thường khác. Mụn trứng cá khi mang thai cũng được hình thành do lỗ chân lông bị bít tắc. Nếu lỗ chân lông bị bít không có vi khuẩn xâm nhập, bã nhờn sẽ chỉ cứng lại và hình thành nên mụn đầu trắng và mụn đầu đen, nhưng nếu có vi khuẩn xâm nhập, hệ miễn dịch sẽ gây ra những phản ứng viêm lên nốt mụn và tạo nên mụn mủ.
Việc ngăn ngừa mụn đầu trắng và mụn đầu đen đòi hỏi phải giữ cho lỗ chân lông không tích tụ dầu thừa. Trong khi đó, để ngăn ngừa mụn mủ lại cần phải kiểm soát được lượng vi khuẩn trong lỗ chân lông. Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân gây mụn không phải do da bẩn mà do một số lý do phổ biến sau:
- Việc chạm tay lên da mặt, làm cho dầu thừa và vi khuẩn bị giữ lại trong lỗ chân lông
- Để dầu gội dính lên trán, gây mụn trên trán.
- Mồ hôi bị giữ lại trong những nếp gấp trên da, gây mụn trứng cá ở ngực hoặc mông và hiện tượng này thường chỉ xảy ra ở phụ nữ mang thai.
- Việc dùng các loại dầu chống rạn da làm bít lỗ chân lông.
Để ngăn ngừa những vấn đề này, bạn nên rửa tay sạch trước khi chạm lên mặt, xả sạch dầu gội hoặc các sản phẩm dùng cho tóc dính trên phần trán, đường chân tóc và mũi; tắm rửa thường xuyên và lau khô người sau khi tắm để ngăn ngừa mụn trứng cá vùng ngực và mông; bên cạnh đó nên dùng kem dưỡng có chứa vitamin E để chống rạn da thay vì các loại dầu nguyên chất để ngăn ngừa mụn ở những vị trí khác trên cơ thể.
Các sản phẩm trị mụn an toàn khi dùng trong thai kỳ
Đa số các loại sản phẩm chăm sóc da đều có thể được dùng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, có hai ngoại lệ sau.
- Chất làm trắng da hydroquinone. Chất này có thể thẩm thấu qua da, xâm nhập vào đường máu của người mẹ và sau đó đi vào hệ tuần hoàn của thai nhi. Tuy nhiên, điều này sẽ chỉ gây nguy hiểm khi người mẹ mắc một hội chứng di truyền có tên ochronosis, một hội chứng thường gặp ở người Châu Á. Ở những người mắc ochronosis, hydroquinone có thể gây ra những vùng màu xanh đen trên da.
- Retin – A, Accutane, Tazorac, Differin, Renova và tretinoin dạng bôi cũng đặc biệt nguy hiểm cho phôi thai trong tháng đầu tiên của thai kì và cũng không an toàn khi dùng vàocác thời điểm khác khi mang thai.
Nói chung, mụn trứng cá khi mang thai cũng giống với mụn trứng cá bình thường chỉ khác là mụn thường mọc ở nhiều vị trí trên cơ thể hơn. Phụ nữ da trắng nên dùng các loại sữa rửa mặt và kem dưỡng dịu nhẹ hai lần mỗi ngày, tránh dùng các sản phẩm có cồn vì cồn sẽ gây khô da.
Ngoài mụn trứng cá, nhiều phụ nữ lại lo lắng về vấn đề thâm trên da. Da càng chứa nhiều sắc tố thì khả năng hình thành các đốm thâm trên da khi mang thai sẽ càng cao. Những phụ nữ da tối màu nên bôi kem chống nắng để bảo vệ da khỏi tia UV-A ngay cả khi ở trong nhà vì tia UV-A vẫn có thể chiếu xuyên qua lớp cửa kính. Tia UV-A làm hình thành các đốm thâm trên da, và những đốm thâm sẽ càng nhiều hơn khi mang thai.
Các phương pháp trị liệu bằng ánh sáng xanh, ánh sáng đỏ hay sự kết hợp của hai vẫn có thể được tiến hành trong thai kì, miễn là đừng để đèn quá sát mặt khiến da bị bỏng.
Dù da bạn thuốc loại da nào, bạn cũng không nên nặn mụn. Có một loại mụn cũng có nhân vàng giống mụn mủ nhưng lại không phải do vi khuẩn mụn p.acnes mà là do tụ cầu khuẩngây ra. Nếu như bị nặn, tụ cầu khuẩn sẽ bị đẩy vào đường máu.
Khi thấy nốt mụn có hiện tượng đau bất thường, bạn nên dùng dầu tràm trà hoặc gel cúc vạn thọ để bôi lên vùng mụn, hoặc đến khám bác sĩ để được kê đơn điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn chưa bao giờ dùng dầu tràm trà hay gel cúc vạn thọ, đừng quên thử một lượng nhỏ sản phẩm lên da cánh tay để kiểm tra xem mình có bị dị ứng với sản phẩm hay không rồi mới dùng cho vùng mặt.
Mụn trứng cá ở nữ giới thường rất khó chữa trị.
Người Ai Cập là một trong số nhiều nền văn hoá đã điều trị mụn trứng cá với lưu huỳnh.
Chúng ta chắc hẳn đều đã quen với khái niệm “hóa trị” trong điều trị ung thư. Nhưng bạn đã bao giờ nghe về việc dùng hóa trị để trị mụn chưa?
Các chuyên gia da liễu hiện đang nghiên cứu về một loại thuốc mới trong điều trị mụn, đó là peroxisome proliferator-activated receptor agonists, hay còn gọi là chất chủ vận PPAR.
Hãy thử tưởng tượng, ngày hôm sau bạn có buổi hẹn hay một sự kiện quan trọng và trên mặt lại xuất một nốt mụn lớn.
- 0 trả lời
- 874 lượt xem
Thưa bác sĩ, bạn em bị mụn và sẹo li ti, thoa thuốc và lăn kim đã nhiều nhưng k hết. Bác sĩ tư vấn giúp bạn em phương pháp hiệu quả để điều trị ạ. Cảm ơn bác sĩ rất nhiều
- 0 trả lời
- 774 lượt xem
Chào bác sĩ, em đang cực kì stress về vấn đề mụn. Em đã bị mụn hơn 1 năm rồi, cũng đi da liễu và sử dụng nhiều biện pháp để trị mụn. Nhưng đều không có tác dụng, mà hiện nay da còn bị viêm nặng và nhiều sẹo rỗ. Sản phẩm em đang dùng là: nước muối sinh lý, sửa rửa mặt của la roche posay, kem chấm mụn la roche posay, nghệ... Mong bác sĩ giúp em tìm được pp trị mụn, sử dụng sp nào, lộ trình trị mụn Chân thành cám ơn bác sĩ ạ!
- 0 trả lời
- 703 lượt xem
Thưa bác sĩ, em bị mụn hơn 3 năm rồi, spa có da liễu có nhưng chỉ 1 time là lại lên… em ở Hà Nội ạ, bác sĩ có phương án nào giúp em với ạ. Em cảm ơn!
- 0 trả lời
- 2655 lượt xem
Thưa bác sĩ, ảnh dưới là mụn nội tiết mọc ở cổ e, sưng, cứng, u thành từng vùng, không có nhân, thời gian đầu mọc lên thì đau, về sau thì k còn đau lắm nhưng vẫn cứng và nằm lại dưới da, 1 thời gian sau lại tái phát. Hiện e đang theo đơn thuốc Acnotin 10mg iso tretinoin của bác sĩ, bác sĩ có bảo là đẩy mụn nhưng em không biết mụn này cứ mọc lên rồi lại tự mất thì đẩy ra kiểu gì huhu. Mong bác sĩ giúp em với ạ!
- 1 trả lời
- 4801 lượt xem
Chào bác sĩ, Do đi trị mụn và ko được bs da liễu cảnh báo về những tác dụng phụ. Em đã uống 8 viên isotretinoin (10mg) trong vòng 4 ngày và dừng ko uống nữa; 2 tuần sau đó em thụ thai. Mong các bác tư vấn giúp em với liều lượng và thời gian đào thải như trên, đã đủ để em bé được an toàn chưa. Nếu chưa thì nguy cơ rủi ro là như thê nào ạ. Em xin cảm ơn.