Bạn đã chọn được nơi điều trị mụn thích hợp chưa?
Hình ảnh thực tế (Click xem ảnh to)
Nội dung chính của bài viết
- Viêm da quanh miệng, nhiễm trùng nấm và các bệnh lây qua đường tình dục có thể gây ra các bệnh với triệu chứng giống mụn.
- Khi bị mụn kéo theo lông mọc chìm, bạn cần đến khám da liễu.
- Nếu bạn bị mụn ở thể nhẹ, bạn có thể dùng các loại kháng sinh hay thuốc có retinoid được bác sĩ kê đơn, hoặc cũng có thể tự mua những sản phẩm trị mụn phù hợp.
Có một số trường hợp bị mụn cần đến các phòng khám chuyên về da liễu để được điểu trị, bởi đôi khi chúng ta tưởng mình bị mụn nhưng đó thật ra lại là triệu chứng của những vấn đề sức khỏe còn nghiêm trọng hơn. Sau đây là danh sach những loại mụn và các triệu chứng giống mụn cần đến sự điều trị chuyên nghiệp.
Những bệnh có triệu chứng giống mụn
Những bệnh có triệu chứng giống mụn hoặc gây phát ban dạng mụn bao gồm:
Lông mộc ngược. Lông tơ là những lông mảnh, nhạt màu, gần như không nhìn thấy mọc xen kẽ giữa vùng lông cứng trên da. Đôi khi, lông tơ không mọc lên khỏi da mà lại đâm ngược nào trong nang lông gây mụn trên da. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi mặc dù số trường hợp gặp phải là rất ít.
Viêm nang lông. Trong nhiều trường hợp, nấm men phát triển trong các axit béo tích tụ trong lỗ chân lông (vi khuẩn mụn phá vỡ các chuỗi axit béo thành các axit béo đơn lẻ, và nấm men hấp thụ những axit này để sinh trưởng). Hệ miễn dịch tấn công những nấm men này bằng cách tạo ra phản ứng viêm, gây ra những vùng da màu hồng và ngứa, hiện tượng này thường không xảy ra trên vùng mặt mà chỉ có trên cơ thể.
Viêm da quanh miệng. Đôi khi việc dùng các loại kem đánh răng hay nước súc miệng có chứa sodium lauryl sulfate, hay còn được gọi là sodium dodecyl sulphate, SLS có thể gây mọc những mụn li ti ở khóe miệng hoặc dưới cằm. Triệu chứng này không phải mụn mà thường thiên về dị ứng. Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ trưởng thành.
Bệnh nấm Coccidioidomycosis, hay còn gọi là Sốt thung lũng (do tỷ lệ người mắc bệnh này ở thung lũng San Joaquinrất cao). Người mắc bệnh này thường do nhiễm phải một loại nấm là nấm Coccidioidomycosis. Hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với loại nấm này gây sốt, đau cơ, khó thở, và gây mụn trên toàn cơ thể.
Giang mai thứ phát. Giang mai nguyên phát (primary syphilis) ban đầu sẽ gây mụn trên cơ quan sinh dục, sau đó, ở giai đoạn giang mai thứ phát (Secondary syphilis), mụn sẽ lan ra toàn cơ thể.
Tuy nhiên, bệnh có triệu chứng giống mụn nhất là bệnh chốc lở (impetigo).Bệnh này được gây ra bởi tụ cầu khuẩn hoặc phế cầu khuẩn, làm mọc nhiều những nốt giống mụn trên da, những mụn này có thể chảy ra chất dịch đặc, trong hoặc có màu.
Những phương pháp trị mụn thông thường sẽ không có tác dụng với những bệnh kể trên, và thậm chí còn làm cho tình trạng nặng thêm. Trong những trường hợp này, bạn nên đến gặp bác sỹ da liễu.
Mụn trứng cá cụm
Mụn trứng cá cụm thường mọc ra ở giữa những nốt mụn mủ, tạo thành vùng lớn trên mặt, lưng, ngực, hay trên mông. Loại mụn này thường xảy ra trong độ tuổi sơ sinh đến 30 tuổi. Mục trúng cá cụm thường không trị được bằng các phương pháp trị mụn thông thường, tuy nhiên sau khi chữa khỏi, có thể dùng phương pháp laser để trị sẹo.
Viêm da dạng Herpes
Viêm da dạng Herpes gây ra bởi hiện tượng mẫn cảm với một loại protein là gliadin có trong gluten lúa mì và một số loại ngũ cốc. Viêm da dạng Herpes gây những tổn thương rất nghiêm trọng cho da. Để kiểm soát tình trạng viêm da này cần đến những phương thuốc làm vô hiệu chức năng gây viêm của hệ miễn dịch như dapsone.
Mụn bọc
Nhiều người không có mụn khi dậy thì lại thường bị mụn nang khi họ bước sang tuổi 20. Mụn nang hình thành khi các tế bào da phát triển quá nhanh kéo theo sự sinh sôi của các vi khuẩn mụn trong lỗ chân lông. Hệ miễn dịch sẽ gây viêm để tiêu diệt lũ vi khuẩn này tuy nhiên chúng lại sinh ra một chất đưa những phản ứng ứng quay ngược lại tế bào da. Mụn nang sẽ to dần do các vi khuẩn mụn không bị tiêu diệt mà cũng không thoát ra ngoài được.
Trước kia, mụn năng thường được trị bằng cach dùng kim đâm nào nốt mụn. Ngày nay, mụn nang được chứa trị bằng các loại retinoid như Accutane hay retin-A. Tuy nhiên, những loại thuốc này nên được dùng với sự giám sát của bác sỹ để đảm bảo an toàn. Tuyệt đối không được tự ý nặn hay chọc mụn nang, điều này có thể gây mụn vĩnh viễn hoặc khiến mụn nặng thêm.
Bệnh trứng cá đỏ roacea
Rosacea là bệnh gây mụn mọc theo mảng ở trên mũi, hai má, hay quanh vùng mắt. Nguyên nhân của rosacea là do các mao mạch bị rò rỉ khiến máu lan ra dưới da, gây những vùng đỏ trên da.
Sau vài năm, sẹo có thể hình thành quanh những mao mạch này gây sưng dưới da, đặc biệt là ở vùng da mũi. Bạn có thể tự chữa rosacea tại nhà nhưng bạn sẽ cần sự hỗ trợ của các chuyên gia trị liệu để trị được tình trạng “rhinophyma” hay mũi sần to do rosacea.
Khi gặp các dạng mụn nhẹ cũng nên đến bác sĩ
Nếu bị mụn nhẹ đến vừa, bạn hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà tuy nhiên, nếu bạn đến khám da liễu, bác sĩ sẽ giúp bạn trị mụn hiệu quả hơn. Ví dụ như:
- Khi bạn gặp vấn đề về mụn mủ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để làm giảm tình trạng mụn lây lan.
- Khi bạn gặp vấn đề về sẹo hay sắc tố da, phương pháp trị liệu bằng lazer có thể đem đến hiệu quả nhanh hơn những cách điều trị bạn tự thực hiện tại nhà.
- Khi có mụn ở sâu dưới da, bác sĩ có thể kê cho bạn các loại thuốc retinoid để làm lành da.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ có thể đưa ra những phương pháp trị mụn cấp tốc, ví dụ, tiêm steroid trực tiếp vào mụn nhằm làm giảm sưng đỏ nhanh chóng nếu bạn đang cần dự một sự kiện quan trọng nào đó và không muốn người khác nhìn chằm chằm vào nốt mụn trên mặt.
Xem thêm: cách trị mụn
Chúng ta thường thấy tỏi được xem như món vũ khí giúp xua đuổi ma quỷ. Thậm chí từ hàng trăm năm trước, tỏi còn được dùng để bảo vệ da khỏi tác hại của mụn. Vậy, nếu không có tỏi, da sẽ bị lũ “ma mụn” tấn công hay sao?
Nếu bạn nhìn thấy dấu hiệu mụn trứng cá đang để lại một vết sẹo trên da bạn, bạn không phải cười gượng và chịu đựng nó. Có rất nhiều cách để khắc phục sẹo mụn của bạn và ngăn ngừa những vết sẹo mới.
Tìm các phương pháp điều trị mụn phù hợp với từng loại mụn- như kem retinoid, thuốc kháng sinh, isotretinoin, laser và isolaz
Mụn trứng cá dù nặng đến mức độ nào cũng có thể điều trị được. Điều trị càng sớm sẽ càng hiệu quả.
Mụn trứng cá ở người trưởng thành cũng là vấn đề phổ biến. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da liễu này.
- 0 trả lời
- 2539 lượt xem
Da em đang bị mụn viêm và da rất nhiều dầu ướt cả mặt. Em uống isotretinoin 10mg được 4 ngày và chưa thấy tình trạng khô da. Cho em hỏi là khi nào thuốc mới có tác dụng ạ?
- 7 trả lời
- 9855 lượt xem
Tôi không thể gặp được bác sĩ da liễu vài tháng nay rồi. Liệu tôi có thể sử dụng kem bôi chứa corticoid (hydrocortisone) lên những mụn bọc đã xuất hiện vài tuần nay được không? Nó có giúp giảm mụn và ngăn ngừa sẹo do mụn bọc để lại giống như tiêm cortisone vào trong mụn không?
- 4 trả lời
- 6858 lượt xem
Tôi bị mụn 4 năm và vừa sạch mụn xong. Tôi hoàn thành liệu trình Isotretinoin, mụn hết nhưng xuất hiện một số sẹo lõm mà trước đây không có. Sẹo trông cũng khá sâu. Liệu có phải sẹo là do uống Iso không, và có cách nào làm mờ sẹo không?
- 0 trả lời
- 1276 lượt xem
Bác sĩ ơi, em dùng aha/bha cosrx được 1 tháng và giờ tình trạng như ảnh ạ, rất rất nhiều mụn li ti, nhìn trong gương còn sần sùi nhiều hơn cơ. E dùng cách ngày ạ. Ban đầu có mụn ẩn nhưng ko nhiều như này. Đây có phải là nó đang đẩy ko ạ? Và bao lâu thì nó đầy hết ạ? E có nên ngưng ko ạ? Có nên đi nặn ko ạ? Bác sĩ giải đáp giúp em với ạ! Cảm ơn bác sĩ!
- 0 trả lời
- 1183 lượt xem
Thưa bác sĩ, da em là da hỗn hợp thiên dầu, lỗ chân lông to, mụn nội tiết, mụn ẩn mức độ trung bình. Mỗi năm 1 mùa, đến hẹn lại lên da em lại biểu tình. Mụn lớn mụn bé thi nhau mọc đủ loại dai dẳng mãi không hết tầm 3-4 tháng thì nản quá nên em tìm tới Tretinon (em dùng loại như hình). Trộm vía sau khoảng 1 tháng dùng, sau thời gian đầu bong tróc kha khá thì em ổn dần. Tới giờ thì gần như hết 90% mụn, da tạm ổn, bong chút xíu nữa thôi. Tuy nhiên thì da vẫn không đều màu, thâm do mụn để lại khá nhiều + sần vỏ cam nhẹ + lcl to nên em có ý định đi lăm kim rồi dưỡng tiếp (em đã lăn 1 lần cách đây 1 năm và khá hợp, da cải thiện hẳn) Bác sĩ cho em hỏi đang dùng tretinon có đi lăn kim được không? Nếu có thì sau khi lăn chừng bao lâu thì có thể tiếp tục dùng tretinon lại? Vì em có ý định dùng tretinon chống lão hoá lâu dài. Em cảm ơn bác sĩ rất nhiều!