1

Thế Nào Là Trầm Cảm Mức Độ Nhẹ?

Tâm trạng rối loạn và luôn có cảm giác buồn bã là những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Bệnh trầm cảm có nhiều mức độ khác nhau, khi có dấu hiệu trầm cảm mức độ nhẹ, bệnh nhân cần được can thiệp cải thiện kịp thời để tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
Bệnh trầm cảm hay còn được gọi là Depression, là bệnh rối loạn tâm trạng Thế Nào Là Trầm Cảm Mức Độ Nhẹ?

Thế nào là bệnh trầm cảm?

Bệnh trầm cảm hay còn được gọi là Depression, là bệnh rối loạn tâm trạng, người bệnh thường có tâm trạng buồn bã và mất mát, hay khóc, luôn cảm thấy mất hứng thú và không có động lực, cũng như giảm sự thích thú trong các hoạt động mà họ trước đây từng yêu thích. 

Bệnh có thể ảnh hưởng đến cảm giác, suy nghĩ và hành xử, gây khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, có tác động tiêu cực đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Đây là một vấn đề phổ biến, ảnh hưởng đến khoảng 15-25% dân số suốt cuộc đời, với tỷ lệ cao ở những người gặp khó khăn xã hội như ly thân, ly dị và thất nghiệp. 

Trầm cảm là một bệnh cần được quan tâm và điều trị với sự hỗ trợ từ gia đình, người thân và bác sĩ, ngay cả khi ở tình trạng trầm cảm mức độ nhẹ.

Trầm cảm mức độ nhẹ có biểu hiện như thế nào?

Bệnh trầm cảm mức độ nhẹ không bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh trầm cảm chung. Để được chẩn đoán, cần có ít nhất một trong hai triệu chứng cốt lõi của bệnh trầm cảm:

  • Tâm trạng buồn, hay khóc 

  • Không có động lực, mất hứng thú đối với tất cả những sở thích trước đây.

Bệnh nhân trầm cảm mức độ nhẹ cũng có thể trải qua rối loạn giấc ngủ, thay đổi khẩu vị, mệt mỏi, chuyển động chậm chạp, khó tập trung, cảm giác thất vọng và tội lỗi, suy nghĩ về cái chết hoặc có ý định tự tử.

Dựa vào các triệu chứng này, người ta phân loại trầm cảm mức độ nhẹ thường có 1 triệu chứng chính và dưới 4 triệu chứng liên quan. Qua đó nhận thấy rằng, những người trầm cảm mức độ nhẹ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng thuốc, vì các triệu chứng thường tự giảm đi theo thời gian.

Trầm cảm mức độ nhẹ do đâu?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trầm cảm ở mức độ nhẹ:

3.1. Lạm dụng chất gây nghiện hoặc có tác động đến thần kinh

Mặc dù gây kích thích và tạm thời tạo cảm giác sảng khoái và hưng phấn nhưng chất gây nghiện như rượu, thuốc lá, ma túy… sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, gây ra trạng thái trầm cảm, mệt mỏi, giảm sút trí lực và ức chế.

3.2. Bị sang chấn tâm lý

Những người thường xuyên chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như sốc tâm lý, mâu thuẫn trong mối quan hệ gia đình và bạn bè, cũng như căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày lâu dần có thể dẫn đến bị bệnh trầm cảm.

3.3. Có bệnh thực thể ở não

Bệnh nhân từng trải qua chấn thương não, viêm não, hay u não... thường có nguy cơ cao mắc bệnh trầm cảm do cấu trúc não của họ bị tổn thương. 

Bệnh thực thể ở não
Bệnh thực thể ở não

Những người này có các biểu hiện của rối loạn tâm trạng, không chịu được áp lực và stress, thường dễ cảm thấy căng thẳng, dẫn đến các rối loạn về cảm xúc.

Trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc phải mà còn có thể tăng nguy cơ cho các bệnh lý khác, như bệnh tim mạch, dạ dày và tuyến giáp. Dù mắc trầm cảm mức độ nhẹ cũng cần đòi hỏi phương pháp điều trị phù hợp. Việc ngần ngại hoặc tự nghĩ mình có thể tự chịu đựng khiến tình trạng trầm cảm trở nên nghiêm trọng hơn. Vì lợi ích của bạn và những người xung quanh, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ bác sĩ, chia sẻ với người thân có thể giúp vượt qua trầm cảm mức độ nhẹ dễ dàng hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây