1

Khi nào cha mẹ cần gọi cho bác sĩ của bé

Cũng rất dễ hiểu khi một số người mới làm cha mẹ, thường lo lắng về tình trạng sức khỏe của con mình. Ngay cả khi bạn thấy bé có vẻ khỏe mạnh và cứng cáp, nhưng những đứa trẻ rất nhỏ bé, dễ bị tổn thương và cần sự che chở của chúng ta. Nhưng làm sao bạn biết được điều gì đó là không ổn?
khi nao Khi nào cha mẹ cần gọi cho bác sĩ của bé

Mẹ chính là người hiểu rõ con mình nhất, vì thế hãy tin vào bản năng của mình và gọi cho bác sĩ nếu cảm thấy có gì đó không ổn. Dưới đây là một số yếu tố cần theo dõi.

Tính khí

Nếu con vẫn chơi, vui vẻ như bình thường và ăn uống tốt thì có vẻ bé không bị ốm nặng. Một đứa trẻ bị ngạt mũi nhưng vẫn cười tươi vui vẻ có lẽ sẽ không ốm nặng như một đứa trẻ bị ngạt mũi và ngủ lịm đi hoặc lơ mơ.

Khóc bất thường

Nếu em bé đột nhiên khóc nhiều hơn bình thường và bạn không thể dỗ bé theo cách thường làm, hoặc nếu tiếng khóc của trẻ nhỏ hơn hoặc to bất thường thì có thể bé đã bị bệnh nặng. Tình trạng ngược lại cũng vậy, nếu bé có vẻ không vui vẻ, không khóc nhưng không hoạt động một cách bất thường và khó đánh thức dậy thì hãy gọi bác sĩ.

Cảm giác thèm ăn

Cảm giác đói bụng của bé sẽ thay đổi từng ngày. Nhưng nếu đói bụng, bé sẽ ăn một cách ngấu nghiến. Trẻ dễ bị mệt do phải bú, hút hoặc không còn cảm giác thèm bú mẹ có thể là đang bị ốm. Ngoài ra, nếu bạn nhận thấy bé nôn trớ nhiều hơn bình thường và cần phải cố gắng mới nôn được ra hoặc dịch nôn có màu xanh, hãy gọi bác sĩ ngay.

Tình trạng đi đại tiện bất thường

Trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ bú sữa mẹ thường đi ngoài có phân rất mềm hoặc lỏng. Nếu phân bé có nhiều nước thì có thể bé đã bị tiêu chảy.

Hãy theo dõi tình trạng đi ngoài của bé xem liệu tiêu chảy có còn tiếp tục hay không. Đảm bảo cho bé bú mẹ hoặc bú bình thường xuyên để bé không bị mất nước. Bé nên tè ướt ít nhất 6 cái tã mỗi ngày. Nếu bé có vẻ hôn mê và đi ngoài hoặc bắt đầu đi ngoài phân cứng, khô hoặc phân dính máu hoặc nhầy, hoặc kiểu dính như thạch, hãy gọi bác sĩ ngay.

Khó thở

Nếu bé thở mạnh hoặc có bất kỳ vấn đề nào trong việc thở, hãy can thiệp ngay.

Sốt

Mặc dù sốt ở trẻ sơ sinh là một dấu hiệu cho thấy bé bị ốm, nhưng sốt thường không đáng lo ngại. Trẻ sơ sinh có thể bị sốt nhẹ nhưng lại ốm nặng; hoặc sốt nặng, nhưng chỉ ốm nhẹ. Nhưng nếu trẻ dưới 3 tháng tuổi sốt 38 độ C hoặc cao hơn, trẻ cần được kiểm tra ngay.

Nếu trẻ lớn hơn bị sốt, nhưng biểu hiện bên ngoài hoàn toàn tốt, hãy quan sát bé một ngày để xem bé có phát triển các triệu chứng khác không, như ăn kém, ho, đau tai, quấy khóc bất thường, buồn ngủ, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào ở trên kèm theo sốt, hãy gọi bác sĩ.

Trẻ sơ sinh sốt bao nhiêu độ được coi là cao?

Từ 3 đến 6 tháng tuổi, nhiệt độ mức tối thiểu là 38,3 độ C, và 39,4 độ C trở lên đối với trẻ sơ sinh trên 6 tháng

Nếu vẫn còn nghi ngờ, hãy gọi cho bác sĩ. Quan trọng nhất là bạn phải có được cảm giác yên tâm về con và việc kiểm tra với bác sĩ sẽ không có gì phiền phức.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây