1

Cách trị táo bón bằng dầu dừa

Dầu dừa không chỉ là một nguồn cung cấp chất béo tốt dồi dào mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và một trong số những lợi ích đó là giúp trị táo bón.
Cách trị táo bón bằng dầu dừa Cách trị táo bón bằng dầu dừa

Dầu dừa giúp trị táo bón như thế nào?

Dầu dừa có tác dụng nhuận tràng. Cụ thể, dầu dừa có thể tăng cường trao đổi chất và giúp thức ăn đi qua cơ thể nhanh hơn. Điều này giúp đại tiện thường xuyên hơn và phân nhỏ hơn, mềm hơn.

Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu khoa học để kiểm chứng tác dụng trị táo bón của dầu dừa.

Cách sử dụng dầu dừa để trị táo bón

Khi chọn mua dầu dừa, bạn cần đọc kỹ nhãn sản phẩm. Nhiều loại dầu dừa được bán trên thị trường là dầu dừa tinh luyện, có nghĩa là đã qua quá trình xử lý bằng hóa chất nên bị mất đi một số đặc tính có lợi và có thể còn chứa các thành phần không tốt cho sức khỏe. Hãy tìm mua dầu dừa nguyên chất (virgin coconut oil) hay dầu dừa không tinh luyện (unrefined coconut oil) và nếu có loại hữu cơ (organic) thì càng tốt. Đây là loại dầu dừa không qua xử lý nên giữ nguyên được mùi thơm đặc trưng và thành phần dinh dưỡng.

Cách dùng dầu dừa để trị táo bón rất đơn giản, đó là chỉ cần ăn một muỗng canh (khoảng 14 gram) dầu dừa hàng ngày. (1) Một số người ăn đến 4 - 6 muỗng canh để nhanh có tác dụng hơn nhưng điều này là không nên. Do dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa rất cao nên tốt nhất chỉ ăn tối đa 2 muỗng canh (khoảng 28 gram) mỗi ngày.

Dầu dừa có dạng sáp rắn ở nhiệt độ dưới 24 độ C (76 độ F) và chảy thành dạng lỏng khi nhiệt độ trên 24 độ C. Có rất nhiều cách ăn dầu dừa. Cách nhanh chóng nhất là cho trực tiếp dầu dừa vào miệng và nuốt. Nếu dầu dừa ở dạng rắn thì có thể ngâm trong nước ấm hoặc quay trong lò vi sóng cho dầu chảy ra trước khi uống. Hoặc cũng có thể sử dụng dầu dừa để nấu ăn và pha đồ uống, ví dụ như:

  • Dùng dầu dừa thay cho các loại dầu ăn khác
  • Thêm dầu dừa vào cà phê hoặc trà
  • Trộn dầu dừa với bột yến mạch hoặc sữa chua
  • Thêm dầu dừa vào sinh tố
  • Nổ bỏng ngô với dầu dừa thay cho bơ.

Cho dù chọn cách nào thì cũng nên thêm dầu dừa từ từ vào chế độ ăn uống. Việc ăn quá nhiều ngay từ đầu có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đau bụng hoặc thậm chí là tiêu chảy. Mới đầu chỉ nên ăn một thìa cà phê mỗi ngày và tăng dần lên. Theo dõi tình trạng táo bón và điều chỉnh lượng dầu cho phù hợp.

Các cách trị táo bón khác

Ăn dầu dừa không phải là cách tự nhiên duy nhất để trị táo bón. Ngoài ra còn có các cách khác như:

  • Ăn nhiều chất xơ: Việc ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ sẽ làm tăng khối lượng phân và khiến phân đi qua ruột nhanh hơn. Các loại thực phẩm giàu chất xơ gồm có trái cây, rau củ tươi, ngũ cốc nguyên cám và các loại hạt. Nên ăn khoảng 14 gram chất xơ cho mỗi 1.000 calo nạp vào mỗi ngày. Cố gắng ăn ít nhất 20 gram chất xơ hàng ngày nhưng ban đầu chỉ nên ăn ít và tăng dần từng chút một trong vòng vài tuần để tránh bị đầy hơi và chướng bụng.
  • Tăng cường hoạt động thể chất: Tập thể dục sẽ giúp đường ruột hoạt động nhiều hơn và đại tiện dễ dàng hơn. Nếu không quen vận động thì ban đầu có thể chỉ đi bộ chậm và sau đó tăng dần tốc độ, thời gian hoặc chọn các bài tập cường độ cao hơn.
  • Khi cảm thấy buồn đi đại tiện thì phải đi ngay: Đừng trì hoãn và để cơn buồn đại tiện qua đi. Khi ngồi trong nhà vệ sinh, hãy thoải mái và thong thả, đừng nên vội vàng vì vội vàng sẽ dễ dẫn đến đại tiện không hết phân và gây táo bón nặng hơn.
  • Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ giúp phân đi qua ruột dễ dàng hơn.
  • Đại tiện vào một khung giờ cố định hàng ngày: Hãy chọn ra một khoảng thời gian mà bạn cảm thấy thuận tiện trong ngày và cố gắng đi đại tiện vào khoảng thời gian đó mỗi ngày. Ban đầu có thể sẽ hơi khó khăn nhưng lâu dần, việc này sẽ tạo thành thói quen và giúp đi ngoài dễ dàng hơn.

Tóm tắt bài viết

Dầu dừa có thể giúp cải thiện tình trạng táo bón. Tuy nhiên, chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải và mới đầu chỉ nên ăn thử một ít để theo dõi phản ứng của cơ thể rồi mới tăng dần lượng dầu lên. Ngoài ra còn nhiều biện pháp tự nhiên khác để trị táo bón, chẳng hạn như ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục thường xuyên.

Nếu đã thử nhiều cách mà vẫn bị táo bón thì nên đi khám. Táo bón kéo dài có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như tắc ruột hoặc ung thư. Nếu không được điều trị, táo bón còn có thể dẫn đến bệnh trĩ, nứt hậu môn hoặc ứ phân.

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Chủ đề: táo bón, dầu dừa
Tin liên quan
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị
Loét dạ dày: Triệu chứng và cách điều trị

Loét dạ dày là bệnh có thể chữa khỏi nhưng nếu trì hoãn hoặc không điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ ngày càng nặng và còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn.

Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Loét đường tiêu hóa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu không được điều trị, tình trạng loét đường tiêu hóa sẽ ngày càng nặng và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng dạ dày – ruột, chảy máu trong và hình thành sẹo.

Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý
Viêm dạ dày cấp: Triệu chứng và cách xử lý

Một số triệu chứng của viêm dạ dày cấp rất giống với triệu chứng của các vấn đề về sức khỏe khác nên nếu không đi khám thì rất khó xác định viêm dạ dày cấp.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây