1

Xử trí chảy máu mũi - bệnh viện 103

Mức độ chảy máu mũi 

  • Biểu hiện toàn trạng: mạch, huyết áp
  • Công thức máu: số lượng hồng cầu, các thành phần, số lượng tiểu cầu, Hb, He
  • Đông máu cơ bản
  • Xác định tương đối chảy máu mũi trước hoặc sau

Tiến hành cầm máu mũi

  • Hướng dẫn người bệnh cúi đầu, bóp chặt cánh mũi, thở bằng mồm (nếu nhẹ và là chảy máu ở điểm mạch Kisselbach). Có thể lặp lại 3 lần nếu sau đó vẫn chảy máu mũi. 90% các trường hợp sẽ hết chảy máu!
  • Sử dụng thuốc cầm máu: transamine, vitamin K...
  • Cầm máu mũi bằng mecher mũi trước, mũi sau, merocel, gelasspon, surgecel… tuỳ theo vật liệu cầm máu sẵn có.
  • Nội soi cầm máu trong phòng mổ bằng đốt điện, thắt các mạch máu (hàm trong, cảnh ngoài), nút mạch... tuỳ theo trường hợp cụ thể.

Nguyên nhân tại chỗ

Viêm nhiễm:

  • Viêm nhiễm thông thường: viêm mũi, viêm mũi xoang...  do vi rút hoặc vi khuẩn.
  • Viêm mũi đặc hiệu: bạch hầu, lao, giang mai…
  • Viêm do nấm.
  • Thay đổi về sinh lý niêm mạc mũi: thay đổi độ cao, thay đổi thời tiết: quá lạnh hoặc quá khô.
  • Chấn thương: vỡ các mạch máu mũi (điểm mạch, sàng trước, sàng sau, bướm khẩu cái…), rách niêm mạc mũi, sau phẫu thuật.

Khối u:

  • Lành tính: u máu, u xơ vòm mũi họng, polip xơ hoá…
  • Ác tính: ung thư vòm, ung thư sàng hàm…

Dị vật mũi:

  • Dị tật mũi: gai vách ngăn, mào vách ngăn…

Các nguyên nhân toàn thân

  • Bệnh lý tim mạch: tăng huyết áp, xơ vữa mạch.
  • Bệnh lý hô hấp: tâm phế mạn.
  • Bệnh máu ác tính: bạch cầu cấp, bạch cầu kinh, suy tuỷ.
  • Thiếu hụt các yếu tố đông máu: Vitamin K, yếu tố VIII, IX...
  • Bệnh mạn tính: suy gan, suy thận.
  • Một số bệnh toàn thân cấp tính: sốt xuất huyết…
  • Bệnh lý nội tiết: thời kỳ kinh nguyệt, u tuyến yên...
  • Sử dụng thuốc: chống đông, thuốc chống viêm non steroid…

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây