1

Xạ trị - Những điều bệnh nhân cần biết - Bệnh viên 108

Xạ trị:

  • Xạ trị là một trong những phương pháp phổ biến nhất trong điều trị ung thư.
  • Phương pháp này sử dụng các hạt hoặc sóng có năng lượng cao như: tia X, tia Gamma, các chùm tia điện tử, proton… để tiêu diệt hoặc phá hỏng các tế bào ung thư.
  • Xạ trị có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác như: phẫu thuật, hóa trị.
  • Trên thực tế, có những loại thuốc làm tế bào ung thư trở nên nhạy với bức xạ hơn, nhờ đó giúp phương pháp xạ trị tiêu diệt tế bào ung thư tốt hơn.
  • Có nhiều cách khác nhau để điều trị bằng tia xạ: xạ trị chiếu ngoài, xạ trị áp sát hoặc cho bệnh nhân uống, tiêm các thuốc chứa đồng vị phóng xạ.

Nhóm chuyên gia y tế:

  • Bác sỹ chuyên khoa về xạ trị: Bác sỹ chuyên khoa về xạ trị là người được đào tạo chuyên môn để điều trị ung thư bằng bức xạ.
  • Kĩ sư vật lý y học: Kĩ sư vật lý y học là người đảm bảo chất lượng của các thiết bị xạ trị, đảm bảo máy móc thiết bị xạ trị sẽ phát ra liều điều trị như phác đồ bác sỹ xạ trị đưa ra. 
  • Kĩ thuật viên xạ trị: Kĩ thuật viên xạ trị là người vận hành thiết bị xạ trị và đặt bệnh nhân điều trị hàng ngày.
  • Điều dưỡng xạ trị: Những điều dưỡng này được đào tạo đặc biệt về điều trị ung thư và họ sẽ đưa cho bệnh nhân các thông tin về xạ trị cũng như theo dõi các tác dụng phụ trong xạ trị.
  • Bệnh nhân điều trị xạ trị cũng có thể cần đến sự chăm sóc của các chuyên gia dinh dưỡng, vật lý trị liệu hoặc các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khác.

Bệnh nhân xạ trị:

  • Nhóm 1: Bệnh nhân điều trị tia xạ ngoài.
  • Nhóm 2: Bệnh nhân điều trị xạ trị áp sát hoặc sử dụng thuốc phóng xạ qua đường uống, tiêm. 

Tác dụng phụ:

Tác dụng phụ cấp tính:

  • Mệt mỏi, chán ăn, nôn, buồn nôn (khi hóa xạ trị đồng thời).
  • Viêm da vùng xạ trị.
  • Viêm phổi do tia xạ (xạ trị vùng ngực).
  • Giảm bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu (khi hóa xạ đồng thời).
  • Rụng tóc, viêm niêm mạc miệng, họng, viêm thực quản gây đau, nuốt vướng, nuốt khó ( xạ trị vùng đầu-cổ- ngực).
  • Đau bụng, đi lỏng, viêm bàng quang (xạ trị vùng bụng-chậu).

Tác dụng phụ muộn (sau khi kết thúc xạ trị vài tháng đến vài năm)

  • Teo da, hoại tử da vùng xạ trị
  • Khô miệng, khít hàm (xạ trị vùng đầu cổ)
  • Xơ phổi (xạ trị vùng ngực)
  • Viêm, dính ruột (xạ trị vùng bụng-chậu)
  • Ức chế tủy xương, ung thư thứ phát...( hiếm gặp)

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  530 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây