1

Xạ trị điều trị u tuyến yên - Bệnh viện 108

U tuyến yên:

  • Thường là u lành tính, phát triển chậm.
  • Tuy nhiên, u tuyến có thể gây các rối loạn chức năng tuyến yên như tăng tiết prolactin, rối loạn kinh nguyệt, to đầu chi, chậm phát triển, vô sinh, mệt mỏi, các triệu chứng này có thể xuất hiện ngay cả khi u tuyến yên kích thước nhỏ (< 1 cm).
  • U tuyến yên kích thước lớn có thể chèn vào giao thoa thị giác gây suy giảm thị lực (nhìn đôi, nhìn mờ, mất thị trường thái dương), chèn ép các dây thần kinh gây tê mặt, lác mắt.
  • Các khối u tuyến yên kích thước rất lớn có thể gây tăng áp lực nội sọ, gây triệu chứng đau đầu, buồn nôn, hôn mê.

Xạ trị:

  • Xạ trị u tuyến yên là việc sử dụng các chùm tia bức xạ từ bên ngoài, xuyên qua da và sọ, tới khối u.
  • Khi các chùm tia bức xạ chiếu vào khối u, chúng tiêu diệt các tế bào u bằng cơ chế phá hủy DNA.
  • Xạ trị được lựa chọn để điều trị phần u tuyến yên còn sót lại hoặc ngăn chặn sự tái phát của khối u sau phẫu thuật.
  • Xạ trị cũng có thể được sử dụng như một phương pháp đơn độc nếu khối u không thể phẫu thuật cắt bỏ được hoặc khối u tái phát sau phẫu thuật

Xạ phẫu:

  • Xạ phẫu là phương pháp điều trị cho phép phân bố một liều bức xạ cao, chính xác tới khối u trong một phân liều điều trị.
  • Đầu tiên, bệnh nhân sẽ được tiến hành chụp CT mô phỏng với các dung cụ cố định phù hợp.
  • Từ chuỗi dữ liệu hình ảnh thu được, các bác sỹ sẽ xác định vị trí, kích thước khối u và các cơ quan lành liền kề cần bảo vệ.
  • Sau đó, bác sỹ, kỹ sư vật lý sẽ sử dụng hệ thống phần mềm chuyên dụng để đưa ra kế hoạch xạ trị phù hợp nhất, nhằm đảm bảo tập trung liều cao bức xạ cao tới khối u, và hạn chế liều tới các cơ quan lành xung quanh.
  • Trong một số trường hợp, quá trình xạ phẫu có thể được thực hiện trong vài phân liều (hay còn gọi là xạ trị lập thể).
  • Thông thường bệnh nhân xạ phẫu/xạ trị lập thể sẽ được điều trị từ 1 đến 5 phân liều

Xạ trị điều biến liều:

  • Cũng giống như xạ phẫu/ xạ trị lập thể, kỹ thuật xạ trị điều biến liều IMRT cho phép tập trung liều bức xạ cao tới khối u, và hạn chế liều tới các cơ quan lành xung quanh. Từ đó giảm bớt các tác dụng phụ do tia xạ gây ra.
  • Tuy nhiên, quá trình xạ trị IMRT thường được tiến hành 5 ngày một tuần, và kéo dài từ 4 đến 6 tuần.
  • Xạ trị điều biến liều thường được áp dụng cho các khối u tuyến yên kích thước lớn, xâm lấn rộng vào xoang tĩnh mạch hang.

Xạ trị proton:

  • Phương pháp này sử dụng chùm tia proton để tiêu diệt tế bào ung thư chứ không sử dụng chùm tia X như xạ phẫu/xạ trị lập thể và IMRT.
  • Tia X giải phóng năng lượng của chúng cả trước và sau khi chùm tia bắn trúng khối u.
  • Trong khi đó, đối với chùm tia proton, chỉ một phần nhỏ các mô phía trước khối u bị tổn thương, các tế bào ung thư của khối u sẽ nhận được tối đa mức năng lượng nên bị tiêu diệt hoàn toàn và gần như các mô lành phía sau khối u (theo hướng chiếu) được bảo toàn.
  • Lợi dụng đặc tính này của chùm tia proton, nhóm chuyên gia xạ trị có thể lập kế hoạch tập trung liều bức xạ cao tới khối u và hạn chế tổn thương tới các mô lành giống như xạ trị lập thể. 

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Hỏi đáp có thể bạn quan tâm

Chăm sóc bệnh nhân ung thư sau hóa trị như thế nào?

Đương đầu với hành trình hóa trị ung thư không chỉ là sự khó khăn của người bệnh mà còn là thử thách với người thân. Làm thế nào để chăm sóc bệnh nhân ung thư trong quá trình hóa trị và tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho người bệnh vượt qua những mệt mỏi về sức khỏe lẫn trở ngại tinh thần?

  •  2 năm trước
  •  0 trả lời
  •  530 lượt xem
Tin liên quan
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư
Những Lưu Ý Khi Quan Hệ Tình Dục Ở Bệnh Nhân Bị Ung Thư

Quan hệ tình dục là một nhu cầu sinh lý bình thường ở tất cả mọi người bao gồm cả những bệnh nhân ung thư. Vậy bệnh nhân ung thư thường có những vấn đề gì khi quan hệ tình dục, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây