1

Vùng dưới đồi có chức năng gì?

Vùng dưới đồi trong não có kích thước nhỏ bé nhưng lại nắm giữ quyền điều khiển nhiều chức năng quan trọng của cơ thể. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vùng dưới đồi và các chức năng mà nó đảm nhiệm.

1. Vùng dưới đồi là gì?

Vùng dưới đồi là một vùng nhỏ ở trung tâm bộ não, nằm giữa tuyến yên và đồi thị.

Mặc dù có kích thước rất nhỏ, tuy nhiên vùng dưới đồi lại đóng vai trò quan trọng trong sản xuất hormone cũng như kích thích nhiều quá trình khác trong cơ thể.

Các chức năng của vùng dưới đồi bao gồm:

  • Giải phóng hormone
  • Điều hòa thân nhiệt
  • Duy trì chu kỳ sinh lý hằng ngày
  • Kiểm soát sự thèm ăn
  • Quản lý hành vi tình dục
  • Điều chỉnh cảm xúc
Vùng dưới đồi có chức năng gì?
Vùng dưới đồi có chức năng riêng biệt

2. Giải phẫu của vùng dưới đồi

 

Vùng dưới đồi có 3 vùng chính là dưới đồi trước, dưới đồi giữa và dưới đồi sau. Mỗi vùng lại chứa các hạt nhân khác nhau. Đây là những cụm tế bào thần kinh thực hiện các chức năng quan trọng, chẳng hạn giải phóng hormone.

2.1 Vùng dưới đồi trước

Khu vực này còn được gọi với cái tên là vùng trên thị. Hạt nhân chính gồm nhân trên thị, nhân cạnh não thất và một số hạt nhân nhỏ khác trong vùng dưới đồi trước.

Các hạt nhân tại đây phần lớn tham gia vào việc tiết ra các loại hormone khác nhau. Nhiều hormone trong số này tương tác với tuyến yên gần đó để sản xuất thêm các hormone.

Một số hormone quan trọng được sản xuất ở vùng dưới đồi trước bao gồm:

  • Hormone giải phóng ACTH - CRH:

Hormone này có liên quan đến phản ứng của cơ thể đối với các căng thẳng về thể chất và tinh thần. Nó báo hiệu cho tuyến yên sản xuất ra một loại hormone gọi là hormone vỏ thượng thận (ACTH). ACTH sẽ kích hoạt việc sản xuất cortisol - một loại hormone gây căng thẳng.

  • Hormone giải phóng TSH - TRH:

Hormone này giúp kích thích tuyến yên sản xuất ra hormone kích thích tuyến giáp TSH. TSH đóng vai trò quan trọng trong chức năng của nhiều bộ phận cơ thể như tim, hệ tiêu hóa và cơ bắp.

  • Hormone giải phóng FSH và LH - GnRH:

Hormone này kích thích tuyến yên sản xuất các hormone sinh sản quan trọng, chẳng hạn như hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone luteinizing (LH).

  • Oxytocin:

Hormone này kiểm soát nhiều hành vi và cảm xúc quan trọng, như hưng phấn trong tình dục, tin tưởng, công nhận và hành vi của người mẹ. Nó cũng liên quan tới một số chức năng của hệ thống sinh sản, chẳng hạn như sinh con và cho con bú.

  • Vasopressin:

Loại hormone này còn được gọi là hormone chống bài niệu (ADH). Nó điều chỉnh mức nước trong cơ thể. Vasopressin giúp ngăn ngừa cơ thể khỏi bị mất nước bằng cách giảm lượng nước tiểu và báo hiệu cho thận hấp thu bớt nước.

Vùng dưới đồi có chức năng gì?
Hormone chống bài niệu (ADH)

 

  • Somatostatin:

Có tác dụng ngăn chặn tuyến yên tiết ra một số hormone, bao gồm hormone tăng trưởng và hormone kích thích tuyến giáp.Vùng dưới đồi trước cũng giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thông qua mồ hôi, duy trì nhịp sinh học. Đây là các thay đổi về thể chất và hành vi xảy ra trên một chu kỳ hằng ngày, ví dụ thức vào ban ngày và ngủ vào ban đêm là nhịp sinh học liên quan đến sự có mặt hoặc không có mặt ánh sáng.

 

2.2 Vùng dưới đồi giữa

Vùng này còn được gọi là vùng thân củ, chứa hạt nhân chính gồm nhân bụng giữa, nhân lưng giữa và nhân phễu.

Các hạt nhân giúp kiểm soát sự thèm ăn, có liên quan tới giải phóng hormone GHRH - giúp kích thích tuyến yên sản xuất hormone tăng trưởng, chịu trách nhiệm cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể.

2.3 Vùng dưới đồi sau

Khu vực này còn gọi là vùng vú, bao gồm nhân trước vú, trên vú, củ vú. Hạt nhân tại vùng này giúp điều chỉnh nhiệt độ cơ thể bằng cách gây run và ngăn chặn tiết mồ hôi.

Vai trò của hạt nhân tuyến vú vẫn chưa được làm rõ. Các bác sĩ tin rằng nó có liên quan tới chức năng bộ nhớ.

Vùng dưới đồi có chức năng gì?
Vùng dưới đồi sau

3. Các yếu tố ảnh hưởng tới vùng dưới đồi

 

Trường hợp vùng dưới đồi hoạt động không bình thường được gọi là rối loạn chức năng vùng dưới đồi.

Một số yếu tố gây rối loạn chức năng vùng dưới đồi bao gồm:

  • Chấn thương đầu
  • Rối loạn di truyền, chẳng hạn như thiếu hụt hormone tăng trưởng
  • Dị tật bẩm sinh liên quan đến não hoặc vùng dưới đồi
  • Khối u trong hoặc xung quanh vùng dưới đồi
  • Rối loạn ăn uống, ví dụ chứng chán ăn hoặc cuồng ăn
  • Bệnh tự miễn
  • Các phẫu thuật liên quan đến não

Rối loạn chức năng vùng dưới đồi có thể gây ra các vấn đề sau:

  • Bệnh đái tháo nhạt:

Nếu vùng dưới đồi không sản xuất và giải phóng đủ vasopressin sẽ dẫn tới thận có thể loại bỏ quá nhiều nước, gây tăng tiểu và khát nước - những biểu hiện của bệnh đái tháo nhạt. Không giống như bệnh đái tháo đường, bệnh nhân đái tháo nhạt có lượng đường trong máu ổn định.

  • Hội chứng Prader-Willi:

Đây là một rối loạn hiếm gặp và có tính di truyền. Nó khiến vùng dưới đồi không thể kích hoạt sau khi ăn no. Những người mắc hội chứng Prader-Willi thường xuyên thèm ăn, gây tăng nguy cơ béo phì. Các triệu chứng khác bao gồm chậm chuyển hóa, giảm cơ bắp.

  • Suy tuyến yên:

Dạng rối loạn này xảy ra khi tuyến yên không sản xuất đủ hormone. Mặc dù bệnh này thường gây ra bởi tổn thương của tuyến yên, tuy nhiên rối loạn chức năng vùng dưới đồi cũng có thể là nguyên nhân.

Vùng dưới đồi có chức năng gì?
Chấn thương đầu ảnh hưởng tới vùng dưới đồi

4. Triệu chứng rối loạn vùng dưới đồi


Các triệu chứng rối loạn vùng dưới đồi khác nhau tùy vào loại hormone bị thiếu. Ở trẻ em thường có dấu hiệu tăng trưởng và dậy thì bất thường, ở người trưởng thành có thể có các triệu chứng liên quan tới các hormone khác nhau mà cơ thể họ không sản xuất được.Một số triệu chứng cảnh báo rối loạn vùng dưới đồi gồm:

  • Huyết áp cao hoặc thấp bất thường
  • Nhiệt độ cơ thể dao động bất thường
  • Tăng hoặc giảm cân không giải thích được
  • Thay đổi khẩu vị
  • Mất ngủ
  • Cơ thể mất nước
  • Vóc dáng nhỏ bé
  • Dậy thì chậm
  • Đi tiểu thường xuyên
Vùng dưới đồi có chức năng gì?
Đi tiểu thường xuyên cảnh báo rối loạn vùng dưới đồi

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?
[Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng
Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng
Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma
Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây