1

Vô tư dùng thuốc không kê đơn - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Vẫn có điều kiện bắt buộc

  • Nhìn vào “danh mục thuốc không kê đơn” mới được ban hành, ta thấy bao gồm những thuốc như thuốc giảm đau hạ nhiệt trị cảm sốt, thuốc trị ho, trị tiêu chảy, trị táo bón hay thuốc bổ là vitamin, chất khoáng... 
  • Nay thuốc phối hợp này thuộc loại không kê đơn nhưng được chú thích: dạng thuốc chia liều không được chứa 30mg codein/đơn vị dạng thuốc và đặc biệt “thành phẩm chứa paracetamol và codein được bán không cần đơn với số lượng tối đa cho 10 ngày sử dụng”.
  • Như vậy, trong danh mục thuốc không kê đơn vẫn có thuốc kèm “những điều kiện bắt buộc, đòi hỏi có sự tuân thủ của người phân phối và người sử dụng thuốc” chứ không phải sử dụng dễ dàng vô điều kiện.

Phải hiểu biết khi dùng

  • Với người dùng thuốc, khi nghe nói đến thuốc không kê đơn thường hiểu lầm thuốc loại này dùng sao cũng được. Vì vậy, có người cứ mua các loại thuốc hoặc chế phẩm như thuốc bổ sung vitamin, chất khoáng, các acid amin, các loại men vi sinh, men tiêu hóa, chất bổ dưỡng như nhân sâm... dùng bừa bãi, bất kể liều lượng.
  • Đúng là các loại thuốc ấy mua không cần đơn (men vi sinh, nhân sâm được kể là thực phẩm chức năng không phải là thuốc, thuộc loại mua không cần đơn), nhưng người dùng thuốc phải có sự hiểu biết nhất định về các thuốc không kê đơn để sử dụng đúng nhằm đạt hiệu quả và an toàn, đặc biệt là liều lượng và cách dùng.
  • Trở lại với thuốc thông thường paracetamol, người dùng thuốc paracetamol ít nhất phải biết thông tin về liều dùng của paracetamol như sau: “Liều thông thường hạ sốt cho trẻ là 10mg/kg cân nặng, ngày uống 3-4 lần và liều tối đa cho trẻ là không quá 60mg/kg/ngày. Còn đối với người lớn mỗi lần uống 500mg, ngày uống 3-4 lần, không nên quá 4 gam/ngày.
  • Riêng đối với người cao tuổi nên dùng liều thấp hơn do chức năng gan kém”. Chính vì dùng bất kể liều lượng mà thời gian qua có nhiều trường hợp ngộ độc paracetamol, đa số là trẻ em.
  • Để có thông tin và sự hiểu biết nhất định về thuốc không kê đơn, người dùng thuốc có thể hỏi dược sĩ tại nhà thuốc (nước ta đang hướng đến các nhà thuốc phải đạt chuẩn thực hành nhà thuốc tốt - GPP chính là để dược sĩ có thể tư vấn dùng thuốc trong mọi trường hợp).

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây