1

Vô cảm trên bệnh nhân mắc bệnh lý thần kinh - bệnh viện 103

1. Xơ cứng cột bên teo cơ 

  • Xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) là bệnh tiến triển thường gặp của neuron vận động. Nó là một rối loạn tiến triển nhanh của neuron vận động chi trên và chi dưới.
  • Lâm sàng thường biểu lộ ở bệnh nhân 50-60 tuổi với yếu cơ, teo cơ, co cứng cơ. Bệnh có thể bắt đầu không đối xứng nhưng sau 2-3 năm trở nên đối xứng liên quan đến toàn bộ cơ vân và hành não.
  • Yếu cơ hô hấp tiến triển khiến bệnh nhân dễ mắc trào ngược và chết do suy hô hấp. Mặc dù tim không bị ảnh hưởng nhưng có thể bắt gặp rối loạn chức năng tự động. Không có điều trị đặc hiệu cho ALS.
  • Đặc biệt lưu ý trong chăm sóc hô hấp ở các bệnh nhân này. Như với các bệnh nhân khác mắc bệnh neuron vận động chi dưới, chống chỉ định dùng succinylcholin bởi vì nguy cơ tăng kali máu.
  • Thuốc giãn cơ không khử cực nên dùng hợp lý bởi vì bệnh nhân thường có tăng nhạy cảm. Phải đánh giá việc thông khí đầy đủ trong và sau mổ, nên rút ống nội khí quản lúc bệnh nhân tỉnh. Khó khăn trong cai thở máy sau mổ là thường gặp ở bệnh nhân mắc bệnh vừa và nặng.

2. Hội chứng Guillain-Barre

  • Cũng được biết như là bệnh lý hủy myelin đa neuron cấp, rối loạn này đặc trưng bởi khởi phát cấp liệt vận động hướng tâm, mất phản xạ, đa dạng dị cảm. Các rối loạn liên quan hành tủy bao gồm liệt cơ hô hấp là biến chứng thường gặp.
  • Về mặt bệnh học, bệnh này dường như là phản ứng miễn dịch chống lại vỏ myelin của dây thần kinh ngoại vi, đặc biệt nơron vận động chi dưới.
  • Trong phần lớn các trường hợp hội chứng này xuất hiện sau mắc nhiễm trùng đường tiêu hóa hoặc nhiễm virut đường hô hấp, rối loạn này cũng có thể xuất hiện như là hội chứng giả u kết hợp với bệnh Hodgkin hoặc như là biến chứng của HIV.
  • Một số bệnh nhân đáp ứng với lọc huyết tương. Tiên lượng là tốt với phần lớn bệnh nhân phục hồi hoàn toàn.
  • Ngoài biến chứng hô hấp, vô cảm cũng gặp khó khăn bởi sự không ổn định của hệ thần kinh tự động. Có thể gặp đáp ứng hạ huyết áp và tăng huyết áp quá mức trong vô cảm.
  • Như với các rối loạn neuron vận động chi dưới khác nên tránh dùng succinylcholin bởi vì nguy cơ tăng kali máu. Việc sử dụng gây tê vùng ở các bệnh nhân này vẫn còn tranh cãi.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây