1

Vô cảm cho các bệnh nhân với các bệnh liên quan đến tuổi - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1.Rối loạn hệ thần kinh trung ương

1.1.Mê sảng

  • Các yếu tố nguy cơ bao gồm sa sút trí tuệ, sử dụng thuốc hướng thần, gãy khớp háng và rối loạn điện giải.
  • Các nguyên nhân thường gặp bao gồm nhiễm trùng cấp, thiếu oxy máu, hạ huyết áp, sử dụng thuốc vận mạch, đột quỵ
  • Sinh lý bệnh: giải thích thường được đề xuất nhất là giảm hoạt tính cholinergic và tăng hoạt tính kháng cholinergic.
  • Điều trị tập trung vào điều trị rối loạn cơ bản, khuyến khích giao tiếp với các thành viên trong gia đình, khuyến khích chu kỳ thức ngủ thông thường, tránh căng thẳng nếu có thể. Haloperidol và benzodiazepine là các thuốc thường dùng trong điều trị

1.2.Sa sút trí tuệ: 

  • Là suy giảm hằng định khả năng nhận thức và cảm xúc ảnh hưởng tới các hoạt động của cuộc sống hàng ngày.
  • Bệnh Alzheimer là nguyên nhân thường gặp của sa sút trí tuệ ở bệnh nhân cao tuổi và ảnh hưởng 30% tới 50% bệnh nhân đạt 85 tuổi
  • Bệnh sinh được nghĩ là liên quan tới việc sản xuất dư thừa và lắng đọng Ab peptide, thành phần chủ yếu của các mảng neuritic
  • Điều trị hiện tại với thuốc ức chế cholinesterase như tacrine, donepezil, rivastigmine.
  • Lưu ý gây mê bao gồm tránh an thần trước mổ và tránh các thuốc kháng cholinergic tác động trung ương. Thiếu oxy mô và nhược thán nên tránh ở bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer.
  • Các nguyên nhân khác của suy giảm trí nhớ bao gồm bệnh Pick, suy giảm trí nhớ căn nguyên mạch máu, bệnh Parkinson, não úng thủy áp lực bình thường, bệnh Creutzfeldt-Jakob (bệnh bò điên).

1.3.Bệnh Parkinson: 

  • Đặc trưng bởi giảm các biểu lộ nét mặt, vận động chủ động chậm chạp.
  • Bệnh sinh: thoái hóa các neuron dopaminergic của substantia nigra … và giảm nồng độ dopamin ở thể vân dẫn đến biểu lộ lâm sàng là run … vận động chậm, giám phản xạ tư thế …
  • Rối loạn chức năng cơ thanh quản và hầu họng có thể tăng nguy cơ trào ngược
  • Khoảng 10-15% bệnh nhân Parkinson phát triển suy giảm trí nhớ
  • Điều trị hướng vào việc  kiểm soát triệu chứng và bao gồm kháng cholinergic, levodopa, chất chủ vận dopamin như bromocriptine và pergolide

Lưu ý gây mê:

  • Các thuốc điều trị Parkinson nên được tiếp tục trước mổ bởi vì thời gian bán hủy ngắn của levodopa
  • Phenothiazine, butyrophenon, metoclopromide nên tránh vì chúng có thể làm nặng thêm các triệu chứng như là hậu quả của hoạt động kháng dopaminergic của chúng.
  • Các thuốc kháng cholinergic và kháng histamin có thể được sử dụng trong giai đoạn cấp
  • Bệnh nhân có rối loạn chức năng cơ thanh quản và hầu họng nên sử dụng kỹ thuật khởi mê nhanh với ấn sụn nhẫn.
  • Đáp ứng với các thuốc giãn cơ không khử cực là bình thường. Tăng kali máu đã được thông báo ở bệnh nhân Parkinson sử dụng succinylcholine.
  • Thay đổi huyết động có thể xảy ra khi khởi mê, đặc biệt với các bệnh nhân sử dụng dài ngày liệu pháp điều trị levodopa, nên theo dõi huyết áp động mạch xâm lấn. Các thuốc vận mạch tác động trực tiếp (như phenylephrine) nên được sử dụng điều trị hạ huyết áp.
  • Kích thích tim có thể gia tăng nguy cơ loạn nhịp tim. Ketamine và thuốc tê với epinephrine nên được sử dụng thận trọng.

2.Suy giảm nhìn ở bệnh nhân cao tuổi

2.1.Đục thủy tinh thể

  • Tỷ lệ 100% bệnh nhân 90 tuổi đục thủy tinh thể.
  • Phẫu thuật đục thủy tinh thể là phẫu thuật thường được thực hiện nhất ở bệnh nhân cao tuổi là là liệu pháp điều trị duy nhất cho bệnh này.
  • Vô cảm cho phẫu thuật này có thể là gây mê toàn thể hoặc gây tê vùng (phong bế hậu nhãn cầu)

2.2.Tăng nhãn áp: 

  • Là bệnh lý thần kinh thị giác với mất thị giác ngoại vi xảy ra trước mất thị giác trung tâm. Bệnh được đặc trưng bởi tăng tăng cấp (góc đóng) hoặc mãn (thường góc mở) áp lực nội nhãn
  • Điều trị bao gồm beta-block (giảm sản xuất dịch kính bởi thể mi), thuốc nhỏ mắt gây co đồng tử (co đồng tử để tăng dòng dịch kính đi ra), thuốc ức chế men carbonic anhydrase (giảm sản xuất dịch kính từ thể mi) và prostaglandin tổng hợp (giảm áp lực nội nhãn).
  • Sử dụng các thuốc kháng cholinergic như là thuốc tiền mê hoặc phối hợp với thuốc kháng men cholinesterase để hóa giải thuốc giãn cơ là có thể chấp nhận được bởi vì những thuốc này không dẫn đến giãn đồng tử đáng kể.
  • Nên tránh dùng Scopolamin vì nó có thể gây tăng đáng kể đường kính đồng tử.
  • Sử dụng succinylcholine có thể gây ra tăng thoáng qua áp lực nội nhãn
  • Thoái hóa macular là thoái hóa của phần võng mạc trung tâm với việc bảo tồn thị giác ngoại vi. Hút thuốc là là một yếu tố nguy cơ gây thoái hóa macular.

2.3.Bong võng mạc: 

Là bong giữa thụ thể ánh sáng và biểu mô sắc tố võng mạc với việc tích tụ dịch hoặc máu ở khoang potential. Nitrous oxide nên tránh dùng vì khí này có thể khuếch tán các bóng khí vào trong globe.

3.Viêm xương khớp

  • Thay đổi cột sống cổ theo tuổi, duỗi và xoay cổ hạn chế. Mất duỗi và xoay cột sống cổ gia tăng khoảng cách từ phần sau của vòng sụn nhẫn tới phần trước của thân đốt sống. Nó có thể khó khăn để áp dụng việc ấn sụn nhẫn hiệu quả.
  • Soi thanh quản trực tiếp có lẽ khó khăn ở bệnh nhân cao tuổi và đặt ống nội khí quản thông qua ống nội soi sợi mềm có lẽ được chỉ định khi vận động cổ bị hạn chế
  • Gãy khớp háng là nguyên nhân chính của tàn phế, suy giảm chức năng và tử vong ở bệnh nhân cao tuổi
  • Các yếu tố nguy cơ bao gồm loãng xương, xáo trộn gait, mất hoạt động thân thể, tình trạng sức khỏe chung kém.
  • Việc lựa chọn vô cảm không cho thấy ảnh hưởng tới tàn phế và tử vong sau mổ

4. Rối loạn chuyển hóa

4.1.Mất nước

Các loại mất nước:

  • Đẳng trương – cân bằng giữa mất nước và mất natri gặp trong nhịn ăn, ỉa chảy, nôn
  • Ưu trương – mất nước nhiều hơn mất muối gặp trong sốt
  • Nhược trương – mất muối nhiều hơn mất nước gặp trong sử dụng thuốc lợi tiểu

Các dấu hiệu chỉ điểm bao gồm:

  • Độ căng da kém
  • Tỷ trọng nước tiểu cao
  • Hạ huyết áp tư thế hoặc tăng nhịp tim khi thay đổi tư thế
  • Tỷ lệ ure/creatinin máu > 25

Điều trị mất nước: nhu cầu dịch ở bệnh nhân cao tuổi khoảng 30mL/kg/ngày và có thể bù bằng uống hoặc ngoài đường tiêu hóa

Bệnh nhân nên được theo dõi chặt chẽ dấu hiệu và triệu chứng của thừa dịch

4.2.Suy dinh dưỡng

  • Tỷ lệ mắc phải suy dinh dưỡng chiếm 20% đến 40% số bệnh nhân cao tuổi.
  • Các yếu tố thúc đẩy suy dinh dưỡng là suy tim xung huyết, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính, ung thư.
  • Các dấu hiệu chỉ điểm suy dinh dưỡng bao gồm sụt cân, chỉ số BMI thấp, rối loạn liên quan dinh dưỡng (như thiếu máu …) và albumin < 3,5g/dL

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây