Viêm tuyến mang tai dễ gặp trong mùa đông - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Bệnh viện Hoàn Mỹ
21:55 +07 Chủ nhật, 29/08/2021
Viêm tuyến mang là hiện tượng tuyến nước bọt mang tai bị viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc virut, nấm hoặc dị ứng. Bệnh rất hay gặp trong mùa đông, gặp nhiều ở nữ hơn nam với tỷ lệ 8/1.
Dấu hiệu của viêm tuyến mang tai
- Nếu tuyến nước bọt mang tai bị viêm do virut quai bị thì người ta nói bệnh nhân mắc quai bị, tuy nhiên tỷ lệ viêm tuyến mang tai do virut quai bị chỉ chiếm 24% tổng số các loại vi khuẩn gây bệnh tại tuyến.
- Biểu hiện của quai bị là sưng đau một bên vùng góc hàm đột ngột ngày càng tăng, sau đó lan sang bên đối diện, một số trường hợp có nóng đỏ và đau (trong trường hợp viêm tấy hoặc áp-xe tuyến mang tai), có thể kèm theo hiện tượng nổi hạch ngay dưới tuyến.
- Toàn thân sốt, môi khô, lưỡi bẩn, thể trạng mệt mỏi.
- Khám thấy niêm mạc miệng đỏ, lỗ đổ ra của tuyến mang tai (ống Sténon) - ngang răng số 6 hàm trên sưng đỏ, ấn có thể thấy mủ chảy ra.
- Nước bọt lúc này trở nên quánh, dính, rất hôi.
- Có thể kèm theo viêm miệng, đau nhất là khi nhai và há miệng.
Viêm tuyến nước bọt cấp tính ở trẻ
- Khoang miệng trẻ mới sinh thường vô khuẩn nhưng sẽ bị nhiễm khuẩn sau vài giờ.
- Khi đó nếu kháng thể của mẹ bị khiếm khuyết sẽ mắc viêm tuyến nước bọt mang tai cấp một bên hoặc hai bên.
- Dạng viêm tuyến nước bọt này sẽ lành nhanh chóng nếu dùng kháng sinh đầy đủ. Những nghiên cứu gần đây qua kính hiển vi điện tử cũng khẳng định khả năng đa nguyên nhân và có liên quan đến virut.
- Viêm tuyến nước bọt mang tai diễn biến lành tính, thường tự khỏi sau 3 - 10 ngày hoặc chuyển sang viêm mạn tính, phì đại tuyến gây biến dạng khuôn mặt.
Điều trị và phòng bệnh có khó không?
- Điều trị bằng kháng sinh, chống viêm, giảm phù nề, giảm đau trong vòng 7 - 10 ngày theo kháng sinh đồ bằng đường uống hoặc tiêm. Có thể điều trị bổ sung bằng các loại kháng enzym.
- Rửa ống tuyến thường xuyên một cách có hệ thống với các dung dịch kháng sinh. Rửa từ 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau vài ngày, lặp lại trong vòng 4 - 6 tháng.
- Điều trị theo đúng phác đồ và phải kiên nhẫn mới bảo đảm đạt được lành bệnh vĩnh viễn (thường ở tuổi thiếu niên). Theo một số tác giả, khoảng 80 - 90% bệnh nhân tự lành khi đến độ tuổi 13 - 15 tuổi, có thể do sự thay đổi hoóc môn ở tuổi trưởng thành.
- Tại chỗ: vệ sinh răng miệng bằng các dung dịch sát khuẩn.
Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

CHỈ 30 PHÚT, "XÓA SỔ" TÌNH TRẠNG HO SỐT ĐẾN SỤT CÂN VÌ VIÊM VA QUÁ PHÁT CHO BÉ 3 TUỔI RƯỠI
Những triệu chứng như ho, sốt, thở bằng miệng, sụt cân mà bé Việt Lâm (Hà Nội) gặp phải suốt một thời gian dài là do viêm VA quá phát độ VI...
4 năm trước
876 Lượt xem

“BẬT MÍ” CÁCH PHÒNG BỆNH VIÊM TAI GIỮA Ở TRẺ NHỎ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
Viêm tai giữa là bệnh viêm cấp tính ở lớp niêm mạc lót trong tai giữa, thường xuất phát sau viêm mũi họng. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi...
4 năm trước
652 Lượt xem

Ngập tràn hy vọng thoát viêm xoang nặng nhờ phẫu thuật nội soi hiện đại
Đến bệnh viện Thu Cúc trong tình trạng viêm xoang nặng, tái phát nhiều lần gây khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, nhưng anh N.V.Q...
4 năm trước
636 Lượt xem

HIỂU ĐÚNG ĐỂ ĐIỀU TRỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG ĐÚNG CÁCH
3 năm trước
790 Lượt xem

Công nghệ Plasma Plus loại bỏ viêm amidan tái phát nhiều lần, tích tụ vi khuẩn
Công nghệ cắt amidan bằng dao Plasma Plus với nhiều ưu điểm vượt trội đang được áp dụng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Hôm nay, chị...
4 năm trước
848 Lượt xem

HIỂU ĐÚNG VỀ VIÊM TAI GIỮA CẤP ĐỂ CHỮA CHO BÉ
Viêm tai giữa cấp thường gặp ở trẻ em, nhất là trong độ tuổi 1 - 2 tuổi và nguyên nhân thường do viêm mũi họng.Dù là bệnh phổ biến, nhưng...
3 năm trước
927 Lượt xem