1

Viêm giác mạc do nấm - bệnh viện 103

Là tổn thương viêm loét đứng thứ hai sau vi khuẩn về tần suất gặp. Mặc dù ít gặp hơn nhưng tiên lượng của viêm loét giác mạc do nấm thường xấu hơn do khó chẩn đoán trên lâm sàng khi không có điều kiện tìm trên xét nghiệm, số lượng thuốc chống nấm để có thể chọn lựa ít hơn nhiều so với kháng sinh chống vi khuẩn và giá thành rất đắt. Hơn nữa do thói quen sử dụng kháng sinh và corticoids bừa bãi của cả bệnh nhân và một số thầy thuốc làm cho bệnh càng có nguy cơ trầm trọng hơn.

1. Bệnh cảnh lâm sàng:

  • Bệnh thường xuất hiện sau một vi chấn thương (do bụi, cành cây, lá lúa… chọc vào mắt), diễn biến âm ỉ, kích thích ít và kéo dài, bùng lên dữ dội khi bệnh nhân sử dụng corticoids.
  • Trong điều kiện không có cơ sở xét nghiệm, nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn mặc dù đã điều trị thay đổi kháng sinh cần nghĩ tới nấm và cho đến nơi có điều kiện làm xét ngiệm chẩn đoán.
  • Một số loại nấm sợi thường gây bệnh trên giác mạc là Aspergillus hoặc Fusarium, sau đó đến các loại ít gặp hơn như Cephalosporum,….
  • Hình ảnh lâm sàng điển hình là một ổ loét tròn hoặc hình oval màu trắng xám hoặc hơi vàng có bờ ranh giới khá rõ, đáy phẳng và chứa chất hoại tử khô, đôi khi tạo thành vảy hơi gồ lên trên mặt giác mạc.
  • Một số trường hợp khác ổ loét lại có bờ không rõ nét được bao quanh bằng những đám thẩm lậu lởn vởn như bông tơ liên kết lại với nhau trong nhu mô. Đôi khi có thể gặp bệnh nhân với loét giác mạc nông nhưng dưới đó là ổ ap-xe đặc chiếm hết bề dày nhu mô và tiến triển vào tiền phòng. Mủ tiền phòng tăng giảm bất thường cũng là một đặc tính của viêm loét giác mạc do nấm.

2. Điều trị

2.1. Kháng sinh chống nấm

  • Tra tại mắt: natamycin, ketoconazole, fluconazole là những thuốc có dạng chế phẩm để tra tại chỗ. Trong những ngày đầu khi bệnh tiến triển nặng cần tra liên tục 8-10 lần/ ngày và có thể kéo dài 6 tuần.
  • Thuốc dùng toàn thân: trong những trường hợp nặng cần sử dụng các thuốc ketoconazole hay itraconazole toàn thân trong ít nhất 3 tuần. Cần lưu ý tới tác dụng độc đối với gan của các loại thuốc này.

2.2. Dãn đồng tử: 

Thường dùng atropin 0,5% – 1% với mục đích chống dính sau, giảm xuất tiết và giảm đau do co thắt thể mi.

2.3. Các phương pháp hoá lý: 

Trong điều kiện không có kháng sinh chống nấm đặc hiệu có thể sử dụng các phương pháp cổ điển như chấm lugol 5% trên mặt ổ loét hàng ngày cho đến khi hết loét. Iodua Kali cũng có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm nên có thể sử dụng dưới dạng thuốc tra  hoặc điện di dung dịch 2%.

2.4. Dinh dưỡng giác mạc: 

Khi ổ loét bắt đầu có dấu hiệu thoái lui và biểu mô bắt đầu hàn gắn dần từ bờ ngoài ổ loét, các thuốc tăng cường dinh dưỡng giác mạc như vitamin A, B2, B5, nước mắt nhân tạo… cần được sử dụng để giúp giác mạc lành sẹo nhanh chóng.

2.5. Ghép giác mạc: 

  • Chỉ định trong trường hợp loét thủng hoặc dọa thủng nhằm bảo tồn nhãn cầu.
  • Tiên lượng khi ghép ở những trường hợp này là rất khó khăn, cả về kỹ thuật mổ cũng như chăm sóc sau mổ do tổn thương phức tạp kèm theo cả màng bồ đào và thủy tinh thể.
  • Tỷ lệ mảnh ghép trong thường chỉ đạt khoảng 30%, song việc bảo tồn được nhãn cầu sẽ tạo điều kiện cho phẫu thuật ghép giác mạc tăng thị lực sau này.
  • Ngoài ra, ghép giác mạc điều trị còn được chỉ định khi viêm loét tiến triển không đáp ứng với thuốc đặc hiệu, bệnh có nguy cơ lan rộng ra củng mạc và vào nội nhãn, nhưng với điều kiện là phải còn vành tổ chức lành để làm nền cho việc cố định mảnh ghép.

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2 02:58
HÀNH TRÌNH LẤY LẠI THỊ LỰC VÀ THẨM MỸ: BỆNH NHÂN MỔ CẬN, MỔ LÁC TẠI BỆNH VIỆN MẮT HÀ NỘI 2
Thực hiện mổ cận và mổ lác cách nhau chỉ 1,5 tháng
 3 năm trước
 743 Lượt xem
CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO! CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO! 09:23
CỨ NGỠ ĐAU MẮT ĐỎ, HÓA RA VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO!
Gần 1 năm ròng sống chung với hiện tượng đỏ mắt tái phát sau nhiều lần chỉ dùng thuốc tự nhỏ ở nhà, anh N.Q. B (28 tuổi, Tân Bình) mới chịu đi khám...
 3 năm trước
 553 Lượt xem
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI 03:04
BÍ QUYẾT PHÒNG NGỪA BỆNH VỀ MẮT CHO NGƯỜI LỚN TUỔI
Vào độ tuổi 50 trở đi, cũng như tất cả các bộ phận khác trên cơ thể, mắt của chúng ta bắt đầu lão hoá và dần xuất hiện các triệu chứng bệnh khác...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG 03:32
BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG CÓ GÂY RA BIẾN CHỨNG Ở MẮT KHÔNG
Đái tháo đường đã trở thành căn bệnh thế kỷ ngày nay với khoảng 425 triệu người mắc, và Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.Người bệnh...
 3 năm trước
 752 Lượt xem
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN 03:34
CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ BỆNH VÕNG MẠC ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Ở TỪNG GIAI ĐOẠN
Có 3 giai đoạn mà bệnh nhân đái tháo đường cần hết sức lưu ý: khi chưa có biến chứng, biến chứng tùy giai đoạn võng mạc đái tháo đường và đục thủy...
 3 năm trước
 728 Lượt xem
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ 02:21
ĐỪNG BỎ QUA CÁC TRIỆU CHỨNG CẢNH BÁO SỚM BỆNH ĐỤC THỦY TINH THỂ
Theo WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu người bị mù hai mắt do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, Mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các...
 3 năm trước
 673 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây