1

Uống thuốc ảnh hưởng đến xương của bạn thế nào?

Đối với những người bị loãng xương, bên cạnh chế độ ăn uống, tập thể dục thì cần biết một số thuốc có lợi cũng như gây hại cho xương. Việc sử dụng tùy tiện các loại thuốc thường gặp, uống thuốc không kê đơn đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương.
 

1. Nhóm thuốc corticosteroid

Loại thuốc steroid giúp hạn chế phản ứng viêm. Các bác sĩ kê đơn nhóm thuốc corticosteroid cho người bệnh để điều trị cho các tình trạng bao gồm: Viêm khớp dạng thấp, hen suyễn hay bệnh lý tự miễn.

Một số ví dụ cho nhóm thuốc corticosteroid bao gồm:

  • Cortisone (Cortone);
  • Prednisone (Deltasone; Meticorten; Orasone; Prednicot).

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nhóm thuốc steroid có thể cản trở sự hình thành xương và làm tăng quá trình tiêu xương, khiến biến cố gãy xương dễ xảy ra hơn. Việc chỉ định dùng thuốc steroid cần được cân nhắc giữa lợi ích đạt được và nguy cơ có thể mắc phải. Do việc uống thuốc corticosteroid ảnh hưởng đến xương nên bệnh nhân cần được bổ sung thêm canxi để ổn định khả năng tân tạo bộ phận này.

2. Nhóm thuốc chống ung thư

2.1 Đối với nữ giới

Đối với bệnh nhân bị ung thư vú và đang uống thuốc làm ảnh hưởng đến xương thì bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên và có thể kê đơn thuốc duy trì xương.

Một loại thuốc gọi là chất ức chế aromatase thường dùng cho bệnh nhân ung thư vú bao gồm:

  • Anastrozole (Arimidex);
  • Exemestane (Aromasin);
  • Letrozole (Femara).

Đây là những loại thuốc nhắm vào 1 chất mà cơ thể tạo ra được gọi là aromatase. Tác dụng của thuốc sẽ làm lượng estrogen trong máu của người bệnh trở nên thấp hơn, đem lại hiệu quả điều trị đối với bệnh ung thư do estrogen đóng vai trò như yếu tố thúc đẩy.

Mặc dù uống thuốc sẽ giúp điều trị cho bệnh ung thư vú nhưng hậu quả mà nó đem lại có thể gây hại cho xương vì estrogen làm ngừng quá trình tiêu xương. Đây là lý do tại sao bác sĩ thường khuyên nhủ người bệnh áp dụng thêm các biện pháp cải thiện lối sống như tập thể dục, chế độ ăn uống giàu canxi và vitamin D...trong quá trình sử dụng các loại thuốc loãng xương này.

Uống thuốc ảnh hưởng đến xương của bạn thế nào?
Đối với bệnh nhân bị ung thư vú và đang uống thuốc làm ảnh hưởng đến xương thì bác sĩ sẽ theo dõi thường xuyên

2.2 Đối với nam giới

Những người bệnh là nam giới được điều trị ung thư tuyến tiền liệt đôi khi được chỉ định liệu pháp kháng androgen. Những loại thuốc có thể sử dụng bao gồm: Bicalutamide (Casodex), flutamide (Eulexin) và nilutamide (Nilandron). Đây là những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt động của hormone testosterone và làm chậm sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên, uống thuốc này lại có thể làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương ở người bệnh. Vì vậy, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh kết hợp thêm các biện pháp thay đổi lối sống như tập thể dục, ngừng hút thuốc, giảm lượng caffeine và uống thuốc duy trì xương trong thời gian điều trị bệnh lý ác tính nêu trên.

3. Nhóm thuốc chống trầm cảm

Một số sản phẩm được sử dụng để điều trị trầm cảm được gọi là thuốc ức chế tái hấp thu chọn lọc serotonin - SSRI có thể ảnh hưởng đến xương. Ví dụ về nhóm thuốc SSRI bao gồm:

  • Citalopram (Celexa);
  • Fluoxetine (Prozac);
  • Paroxetine (Paxil);
  • Sertraline (Zoloft).

Mặc dù là thuốc gây loãng xương nhưng điều đó không có nghĩa là người bệnh không được dùng các loại thuốc này để điều trị bệnh trầm cảm. Bác sĩ sẽ cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích nếu uống thuốc. Bản thân bệnh lý trầm cảm không được điều trị ổn định cũng sẽ có liên quan đến sự sa sút sức khỏe xương.

Uống thuốc ảnh hưởng đến xương của bạn thế nào?
Một số sản phẩm để điều trị trầm cảm có thể ảnh hưởng đến xương bác sĩ sẽ cần cân nhắc giữa rủi ro và lợi ích nếu uống thuốc

4. Thuốc đau dạ dày hay trào ngược dạ dày

Nếu gặp phải cơn trào ngược dạ dày thực quản hay viêm dạ dày do tăng lượng axit thì người bệnh thường có chỉ định điều trị với chất ức chế bơm proton (PPI). Thậm chí, người bệnh cũng có thể mua thuốc không cần kê toa bao gồm:

  • Esomeprazole (Nexium);
  • Lansoprazole (Prevacid);
  • Omeprazole (Prilosec, Zegerid).

Trên thực tế, việc sử dụng các chất ức chế bơm proton liều cao trong thời gian dài có thể khiến xương hông, cổ tay và cột sống dễ bị gãy hơn. Do đó cần phải cân nhắc thật kỹ lợi ích và nguy cơ khi sử dụng.

5. Thuốc kiểm soát đường huyết

Các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của một số loại thuốc tiểu đường đối với sức khỏe xương đã được tiến hành và ghi nhận nhiều bằng chứng. Các kết quả gần đây đã chỉ ra rằng, một loại thuốc trị tiểu đường được gọi là thiazolidinediones có tác động tiêu cực đến xương. Ví dụ về các loại thuốc này bao gồm: Pioglitazone (Actos), rosiglitazone (Avandia).

Uống thuốc ảnh hưởng đến xương của bạn thế nào?
Một loại thuốc trị tiểu đường được gọi là thiazolidinediones có thể là thuốc gây loãng xương

6. Liệu pháp thay thế hormone

Nếu đã dùng bisphosphonate trong 5 năm, bác sĩ có thể đánh giá xem người bệnh có nên tiếp tục, dừng hay chuyển sang một loại thuốc duy trì xương khác. Lúc này, liệu pháp thay thế hormone – với chỉ riêng estrogen hoặc kết hợp estrogen và progestin được chỉ định để phòng ngừa và điều trị loãng xương.

Mặt khác, ở những phụ nữ đã từng điều trị hormone để cải thiện các triệu chứng mãn kinh trước đây và sau đó ngừng dùng thì xương sẽ bắt đầu mỏng trở lại với tốc độ tương tự như trong thời kỳ mãn kinh.

Tóm lại, xương là 1 bộ phận quan trọng trong cơ thể, có tính bền vững nhưng không thể duy trì ổn định theo thời gian. Những thay đổi trong lối sống, chế độ dinh dưỡng và cả việc uống thuốc hằng ngày đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Vì vậy, những người đã có yếu tố nguy cơ cần tránh sử dụng các thuốc gây loãng xương để có thể bảo vệ xương chắc khỏe dài lâu hơn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây