1

Uống Azithromycin hàng ngày giảm trở nặng COPD? - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Azithromycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, chúng ta thường thấy bán vĩ 6 viên uống ngày đầu 2 viên và những ngày sau 1 viên cho bệnh viêm phổi thường mắc ở cộng đồng. Tuy nhiên, macrolid cũng có tác dụng điều hòa hệ miển nhiễm và có thể có lợi cho bệnh nhân bị xơ nang hay nhiều bệnh viêm khí đạo khác.

Bệnh tắc phổi mãn tính (COPD) khác với hen suyễn ở chỗ ngoài viêm và hẹp khí đạo, phế nang của những người này mất tính đàn hồi, không đẩy CO2 ra ngòai được nên không thể chứa đủ oxy cần thiết để cung cấp cho hệ tuần hòan. Những nghiên cứu đánh giá tác dụng của kháng sinh lên cơn trở nặng COPD thường không kết luận được; tuy nhiên, theo tác giả chính bác sĩ Richard Albert - Giáo sư y khoa đại học Colorado ở Hoa Kỳ có 2 nghiên cứu tiêu cực và 5 nghiên cứu tích cực.  Nhưng nghiên cứu lớn nhất chỉ có 109 bệnh nhân.

Do đó, muốn tìm hiểu thêm tiềm năng của kháng sinh macrolid để kiểm sóat tác dụng nghịch trong COPD, bác sĩ Albert và cộng sự thực hiện một nghiên cứu viễn tưởng, mù đôi, kiểm chứng với giả dược, trong đó 1142 bệnh nhân với chẩn đóan lâm sàng COPD được phân phối ngẫu nhiên dùng hoặc azithromycin 250 mg (n= 558) hoặc giả dược (n= 559) mỗi ngày trong 1 năm. Bệnh nhân ≥ 40 tuổi và đòi hỏi phải tăng nguy cơ tác dụng nghịch trong COPD (AECOPD) trong năm trước. Bệnh nhân hen suyển, giản phế quản hay suy thận, tim đập nhanh ở thế nghỉ, đõan QTc kéo dài hay thính giác bất thường đều bị lọai.

Kết quả cho thấy có sự khác biệt đáng kể về số ngày giữa 2 lần lên cơn COPD nặng; thời gian trung bình cho lần trở năng thứ nhất là 266 ngày ở nhóm azithromycin và chỉ 174 ngày ở nhóm giả dược. Tần số trở nặng giữa 2 nhóm cũng khác nhau đáng kể, nhóm azithromycin gặp 741 ca trở nặng cấp, diễn dịch 1.47 lần cho mỗi bệnh nhân trong 1 năm, và nhóm giả dược có 900 lần trở năng hay 1.84 lần cho mỗi bệnh nhân trong 1 năm. Tuy nhiên, điều quan tâm là nhóm azithromycin giảm thính giác cao hơn nhóm giả dược, mặc dầu mức thay đổi tương đối nhỏ, giảm 0.7 decibels nhóm dùng azithromycin so với không thay đổi ở nhóm giả dược.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây