1

Ung thư vòm mũi họng - Chẩn đoán và điều trị - bệnh viện 103

Chẩn đoán

1. Chẩn đoán xác định

Lâm sàng:

  • Các triệu chứng cơ năng
  • Khám thực thể

Cận lâm sàng

2. Chẩn đoán giai đoạn (TNM)

*U nguyên phát (T):

  • Tx: Không xác định được u nguyên phát.
  • To: Không có u nguyên phát.
  • Tis: Ung thư tại chỗ.
  • T1: U ở một vị trí giải phẫu vòm.
  • T2: U ở hai vị trí giải phẫu vòm
  • T3: U lan vào hốc mũi hoặc họng miệng,
  • T4: U xâm lấn đáy sọ hoặc các dây thần kinh sọ.

*Hạch vùng (N):

  • Nx: Không xác định được di căn hạch vùng.
  • No: Không có di căn hạch vùng
  • N1: Di căn 1 hạch cùng bên, kích thước £ 3cm.
  • N2: Di căn hạch kích thước > 3cm &  £ 6cm.
  • N2a: Di căn 1 hạch cùng bên
  • N2b: Di căn nhiều hạch cùng bên.
  • N2c: Di căn hạch hai bên hoặc đối bên.
  • N3: Di căn hạch kích thước > 6cm.

*Di căn xa (M):

  • Mx: Di căn xa không phát hiện thấy.
  • Mo: Không có di căn xa.
  • M1: Có di căn xa.

3. Xếp giai đoạn

  • GĐ 0:   TisNoMo
  • GĐ I:   T1NoMo
  • GĐ II:  T2NoMo
  • GĐ III: T3NoMo; T1,2,3N1Mo
  •  GĐIV: T4No,1Mo

Bất kỳ T,N2,3Mo

Bất kỳ T, bất kỳ N,M1

4. Chẩn đoán phân biệt:

Các triệu chứng lâm sàng của UTVH như đã mô tả ở trên là những triệu chứng “mượn” của các cơ quan như tai, mũi, mắt, hoặc tổn thương các dây TK sọ. Do đó cần phải chẩn đoán phân biệt với một số bệnh như:

Viêm mạch bạch tuyết xung quanh vòi sau cúm:

  • Ù tai
  • Đau nhói trong tai
  • Nổi hạch, đau.
  • Khi soi vòm không thấy u, thấy viêm đỏ & chấm xuất huyết.

Sùi vòm (V.A): Cần sinh thiết chẩn đoán

U xơ vòm mũi họng:

  • U xơ rất cứng
  •  Không thâm nhiễm
  • Không di căn
  • Cần phải làm sinh thiết

Lao họng:

  • Thường gặp ở những người lao phổi nặng
  • Sinh thiết chẩn đoán

Ung thư  sàng hàm:

  •  Khi soi vòm thấy u từ phía trước vào cửa mũi sau chứ không phải từ vòm ra cửa mũi sau.
  •  XQ: Tổn thương xoang

Hạch cổ cần phân biệt với u lympho ác tính, hạch lao, u  quanh họng.

Điều trị

1. Điều trị tia xạ:

Ung thư vòm họng được điều trị chủ yếu bằng tia xạ. Máy tia có thể là Coban 60 hoặc máy gia tốc (đạt kết quả cao, tránh được nhiều biến chứng:

2. Điều trị hoá chất:

Với hiểu biết hiện nay, người ta cho rằng khi có hạch là có di căn xa. Vì vậy cần phải điều trị hoá chất kết hợp nhằm hạn chế tái phát và di căn xa. Áp dụng với giai đoạn 3 và 4.

3. Phẫu thuật:

Chỉ dành cho lấy hạch còn sót lại sau tia xạ

4. Điều trị các trường hợp đặc biệt

4.1. Còn tế bào ung thư sau tia 

4.2. Di căn xa:

  • Xương: Hoá chất + Tia xạ
  • Phổi: -> Di căn 1 ổ: PT + hoá chất

4.3. Di căn gan:Xét khả năng điều trị hoá chất

Theo dõi và tiên lượng

1. Tiên lượng

UTVH là một trong những loại bệnh rất nhạy cảm với điều trị tia xạ. Sau điều trị, tỉ lệ sống 5 năm:

  • GĐ 1 & 2: 80-90%
  • GĐ 3: 30-40% 
  • GĐ 4: 15 %

Hiện nay ở BVK số BN đến ở giai đoạn 3 &4 chiếm khoảng 80-90%

2.Theo dõi:

Khám lại theo định kỳ:

  • Năm thứ 1: 2 tháng/1 lần
  • Năm thứ 2: 3 tháng/1 lần
  • Năm thứ 3: 6 tháng/1 lần

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây