1

Ung thư thực quản - bệnh viện 103

1.Chẩn đoán

1.1. Chẩn đoán xác định

1.1.1 Triệu chứng lâm sàng:

  • Nuốt nghẹn: Là triệu trứng thường gặp nhất trong UT thực quản, nhưng không đặc hiệu và thường là ở giai đoạn muộn. Nuốt nghẹn tiến triển theo mức độ tăng dần.
  • Trào ngược thực quản (trớ): Làm cho viêm phế quản dai dẳng do dịch trong lòng thực quản chảy vào đường hô hấp.
  • Tăng tiết nước bọt
  • Đau sau xương ức
  • Triệu chứng thực thể: Nghèo nàn, khám đôi khi thấy hạch thượng đòn

1.1.2.  Chụp X quang thực quản có barit:

2 tư thế rất có giá trị và cho hình ảnh thấy khối u sùi vào lòng thực quản, ổ loét bờ cứng, hoặc nhiễm cứng hẹp 1 đoạn thực quản.

1.1.3 Nội soi thực quản: Đây là mmột xét nghiẹm không thể thiếu trong chẩn đoán xác định UT thực quản: Nhận dạng, đo kích thướcvà vị trí khối u. Qua nội soi, người ta sinh thiết tổn thương để chẩn đoán mô bệnh học.

1.1.4 Chụp CT scaner: Nhằm đáng giá mức độ xâm lấn lan rộng của khối U vào các cơ quan lân cận (mạch máu, khí quản, phế quản, màng tim) và khả năng còn phẫu thuật (PT) được hay không?

1.1.5. Soi thanh quản: Phát hiện liệt dây thanh do xâm lấn.

1.1.6. Siêu âm ổ bụng: Phát hiện các tổn thương di căn vào các tạng.

1.2 Chẩn đoán giai đoạn theo hệ thống T.N.M

+ Khối U (T)

  • T1: U có chiều dài < 5 cm, chưa gây tắc và chiếm hết chu vi lòng TQ
  • T2: U có chiều dài > 5 cm gây tắc và chiếm hết chu vi lòng TQ
  • T3: U xâm lấn trung thât

+ Hạch khu vực (N)

  • No: Chưa có di căn hạch khu vực
  • N1: Có di căn hạch khu vực

+ Di căn xa (M)

  • Mo: Chưa có di căn xa
  •  M1: Có di căn xa

Xếp loại giai đoạn:

  • Giai đoan1: Khối U trong lòng thực quản
  • Giai đoạn 2: Khốí U to và dầy thành thực quản
  • Giai đoạn 3: U xâm lấn ra cơ quan lân cận
  • Giai đoạn 4: Có di căn xa

Trong UT TQ người ta thường hay xếp giai đoạnh thành 2 nhóm: Phẫu thuật được và không phẫu thuật được. Nhóm không phẫu thật được chia thành hai nhóm nhỏ: Điiều trị tạm thời và điều trị triệu chứng.                  

2. Điều trị

2.1 Nguyên tắc điều trị

  •  Điều trị chống suy dinh dưỡng phải bắt đầu sớm và đầy đủ trước khi phẫu thuật, hoặc kể cả không có chỉ định phẫu thuật.
  •  Điều trị PT triẹt để là phương pháp chủ yếu cho UTTQ 1/3 dưới khi còn ở giai đoạn sớm.
  •  Nên phối hợp nhiều phương pháp điều tri (điều trị đa mô thức): PT, xạ trị, hóa chất. Chọn phương pháp điều trị nào còn phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

2.2. Điều trị phẫu thuật

Ưu tiên chi vị trí UT ở 1/3 dưới và 1/3 giữa khi tổn thương còn khu trú ở thành ống thực quản (TQ)

  •  Mục đích phẫu thuật triệt căn: Cắt bỏ TQ toàn phần hoặc bán phần, phần thực quản bị cắt bỏ được thay thế bằng bờ cong lớn dạ dầy tạo hình thành ống hoặc bằng một đoạn đại tràng (ít thực hiện).
  •  Mục đích phẫu thuật tạm thời: Mở thông dạ dầy, mổ thông hỗng tràng, hoặc nối thông dùng bờ cong lớn dạ dày tạo thành hình ống nối tắt qua tổn thương.

2.3. Xạ trị ung thư thực quản

2.3.1 Lập kế hoạch điều trị

– Khối U ở vị trí cổ hoặc cổ ngực:

* Kỹ thuật 2 trường chiếu chếch trước có nêm chì: Lấy tâm tại trục, tay máy đặt ở – 600 và + 600. Thực hiện trên máy gia tốc tuyến tính 10 – 25 MeV.

Dùng nêm 450, bờ dầy hơn ở phía trước.

  • Kích thước trường chiếu: 5 – 6 cm x 15 – 18 cm.
  • Giới hạn trên và dưới vượt quá khối u: 3 – 5 cm.
  • Giới hạn trước vượt quá bờ tổn thương 2 cm.
  • Giới hạn sau trong thân đốt sống.
  • Phân liều xạ trị: 1Gy / ngày x 5 ngày/ tuần

2.4 Điều trị hóa chất (HC)

2.4.1 Điều trị đơn hóa chất

Có nhiều loại HC tác dụng với UTTQ như: Mitomycin, Adrriamycin (Doxorobicin), 5FU (5 Fluorouracil), Methotrexate, Cisplatin. Tỷ lệ đáp ứng với thuốc trung bình với Cisplatin là 22%, 15 % với 5FU và Adriamycin.

2.4.2 Điều trị đa hóa chất

Có rất nhiều phác đồ đa HC điều trị UTTQ. Về cơ bản là các HC đã nêu trên, có thể dùng kết hợp 2 hoặc 3 loại HC. Thường hay dùng là:

Phác đồ PF

  • Cisplatin 80  –   100   mg/m2 da x N1
  • 5FU                 1.000  mg/m2 da x N1– N4

Phác – đồ PFA

  •  Doxorobicin      500   mg/m2 da x N1
  • Cisplatin           80  –   100   mg/m2 da x N1
  •  5FU                 1.000  mg/m2 da x N1– N4

2.5 Điều trị nội khoa chung

  • Nâng cao thể trạng cho người bệnh nhất là những người suy kiệt.
  • Truyền dịch: Nước, điện giải, đường, đạm, mỡ, sinh tố
  • Kháng sinh chống viêm, chống bội nhiễm
  • Nuôi dưỡng qua sonde phải tính đến lượng Calorie. Chú ý thường xuyên chăm sóc chân sonde

Nguồn: Bệnh viện 103

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Tin liên quan
Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày thực quản
Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây