1

Ứng dụng công nghệ định vị bề mặt trong xạ trị lập thể Ung thư gan - Bệnh viện 108

Hệ thống theo dõi bề mặt quang học (OSMS):

  • Được sử dụng trong các kỹ thuật khó như thiết lập vị trí bệnh nhân trong xạ trị toàn não-tủy với phạm vi chiếu tia rộng, kiểm soát liên tục và phát hiện các thay đổi bất thường của bệnh nhân trong khi điều trị.
  • Điều này khắc phục được các hạn chế mà các thiết bị định vị bằng X-quang (chụp ảnh định vị bằng EPID, bằng kV-imager hay định vị bằng chụp cắt lớp dạng nón CBCT…) gặp phải 
  • Làhệ thống độc lập tương đối với hệ thống máy điều trị và không sử dụng bức xạ có hại cho bệnh nhân.

Kỹ thuật xạ trị lập thể:

  • Đây là kỹ thuật tối ưu nhất trong xạ trị lập thể ung thư gan do thể tích tính mô phỏng điều trị nhỏ nhất, hạn chế tối đa tác dụng phụ cho gan lành, phổi, ruột và tim.
  • Ngoài ra đây cũng là một trong các kỹ thuật khó thực hiện vì phụ thuộc vào sự đồng bộ về trang thiết bị, từ thiết bị chụp cắt lớp mô phỏng có trang bị hệ thống đồng bộ nhịp thở đến máy xạ trị có tính năng chiếu xạ đồng bộ nhịp thở.
  • Khó khăn trong ứng dụng kỹ thuật này là việc phối hợp thụ động giữa bệnh nhân với máy điều trị cũng đã được giải quyết bằng cách sử dụng các công cụ chuyển kỹ thuật điều trị từ thụ động sang chủ động làm tăng độ chính xác và rút ngắn thời gian thực hiện.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây