1

Trớ sữa và trào ngược thực quản - Bệnh viện 108

Các mẹ vẫn hay lo lắng vì sao con hay trớ sữa? Trớ sữa thường xuyên có hại cho con thế nào? Và làm sao để khắc phục hoặc hạn chế hiện tượng này?

Trớ sữa:

  • Xảy ra khi sữa đã được nuốt xuống dạ dày chảy ngược lên thực quản, và trào lên họng của bé, do môn vị còn yếu.
  • Bé bú mẹ hay sữa công thức có thể bị trớ/ trào ngược sinh lý hoặc bệnh lý
  • Ví dụ nuốt không khí vào bụng cùng với sữa mà không được ợ hơi, bú cữ quá no, vận động đùa giỡn nhiều ngay sau khi ăn, thức ăn không phù hợp gây dị ứng...

Nguyên nhân:

  • Dung tích dạ dày trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Độ chắc của tâm vị (cơ vòng giữa dạ dày và thực quản)
  • Vị trí của tâm vị và thực quản
  • Thời gian tiêu hoá: 
  • Dị ứng

 Phân biệt:

Trớ sữa thông thường:

  • Trẻ sơ sinh có thể thỉnh thoảng trớ 1 ít sữa sau bú, có thể nấc cụt, ho nhẹ. 50% trẻ có hiện tượng này vài lần 1 ngày trong 3 tháng đầu, và 5% bị đến 12 tháng tuổi.
  • Bé phát triển mạnh khoẻ bình thường và không có gì phải lo lắng.

Trớ sữa nặng/ trào ngược:

  • Ói nhiều phun thành vòi, ói sau khi bú >1 giờ, bị ói thường xuyên, bé cáu gắt, khóc nhiều, khó ngủ, bỏ bú, tăng cân chậm...
  • Trường hợp này, bé cần được đi khám bác sĩ và điều trị sớm.

Chăm sóc bé đúng cách:

  • Hiểu biết về dung tích dạ dày của trẻ theo ngày tuổi tháng tuổi, để cho bé bú mỗi cữ vừa đủ. Và để đảm bảo đủ dinh dưỡng trong ngày các mẹ cho bé bú nhiều cữ hơn. Số cữ theo nhu cầu của bé, khoảng 14 cữ trong ngày đầu đến 10 cữ sau tuần đầu và 8 cữ sau tháng đầu.
  • Bú ti mẹ trực tiếp: Trẻ bú mẹ ngay từ sơ sinh, giảm nhiều nguy cơ trào ngược này, do (1) lượng sữa non của mẹ đúng bằng dung tích dạ dày con, (2) sữa mẹ xuống từng đợt và có độ béo tăng dần trong cữ bú giúp bé nhận biết và tự động dừng bú khi đầy dạ dày (3) sữa mẹ không gây dị ứng (4) bú mẹ đúng cách bé không bị nuốt không khí cùng với sữa (5) sữa mẹ nhẹ bụng, dễ tiêu.
  • Tư thế bú ti mẹ trực tiếp: Nếu bé bú 2 bên 1 cữ, nên cho bú bầu vú bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú bầu bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược.
  • Sau khi bé bú xong, nên cho bé ợ hơi và bế bé thẳng đứng thêm 15' - 30' trước khi cho bé nằm.
  • Tránh kích động đùa giỡn các trò chơi hoạt động chân tay, các trò chơi gây cười nhiều với bé sau cữ bú.
  • Đặt bé nằm ngủ trên nệm có độ dốc, đầu cao hơn dạ dày. Và có thể kê gối lưng để bé nằm nghiêng trái, bé sẽ cảm giác dạ dày êm hơn, và dễ ngủ hơn.

Nguồn: Bệnh viện 108

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
HIỂU ĐÚNG VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC HIỂU ĐÚNG VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC 04:43
HIỂU ĐÚNG VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản lên tới 25 -...
 3 năm trước
 585 Lượt xem
Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày thực quản
Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây