1

Tràn dịch màng phổi - Bệnh viện 108

Phổi chúng ta được bao bọc bởi màng mỏng gọi là màng phổi. Màng phổi có hai lá: Lá thành (lót bên trong thành ngực) và lá tạng (bao bọc chính lá phổi). Bình thường giữa hai lá này chỉ có một lớp dịch mỏng (khoảng 20ml) đủ giúp cho hai lá màng phổi dễ dàng trượt lên nhau khi ta hít thở.

Tràn dịch màng phổi:

  • Nếu lượng dịch trong khoang màng phổi nhiều thì chức năng hô hấp sẽ bị cản trở.
  • Tình trạng này gọi là tràn dịch màng phổi (TDMP), trong dân gian thường gọi đơn giản là “phổi có nước”.
  • Nếu dịch này là mủ, ta gọi là “tràn mủ màng phổi”, còn nếu là máu sẽ được gọi là “tràn máu màng phổi”.
  • Tràn dịch màng phổi có thể gặp ở cả người lớn lẫn trẻ em.

Triệu chứng:

  •  Không có triệu chứng (nếu lượng dịch ít);
  • Khó thở, suy hô hấp, đau âm ỉ, ho (lượng dịch nhiều);
  • Nôn, đau bụng, chướng bụng (tụ dịch dưới phổi);
  • Đau ngực âm ỉ, đau nhiều hơn về bên bị tràn dịch và nếu nằm nghiêng về bên đó cơn đau sẽ tăng lên.

Nguyên nhân:

Nhiễm trùng:

  • Sau nhiễm trùng phổi (viêm phổi, áp-xe phổi vỡ vào khoang màng phổi...) hoặc từ các cơ quan lân cận (gan, màng tim, trung thất).
  • Nhiễm trùng này có thể do vi khuẩn (gây tràn mủ màng phổi), lao (lao màng phổi), ký sinh trùng.
  • Đây là nguyên nhân thường gặp nhất của tràn dịch màng phổi ở trẻ em.

Ung thư:

  • Phế quản, phổi, màng phổi tiên phát hay do di căn (hiếm gặp ở trẻ em).

Chấn thương ngực, phẫu thuật lồng ngực.
Ngoài phổi - màng phổi:

  • Do các bệnh tim (suy tim), gan (xơ gan), thận (hội chứng thận hư, suy thận)
  • Suy dinh dưỡng nặng, bệnh tự miễn, viêm tụy cấp.

Chẩn đoán:

  • Khám lâm sàng là giai đoạn quan trọng cho chẩn đoán nhưng luôn luôn phải kết hợp với các xét nghiệm khác nhau để xác định chẩn đoán và truy tìm nguyên nhân.
  • X-quang ngực thẳng tư thế đứng được xem là xét nghiệm thường qui trong chẩn đoán tràn dịch màng phổi.
  • Siêu âm ngực rất nhạy để phát hiện TDMP lượng ít mà trên X-quang phổi thẳng đứng đôi khi khó phát hiện. 
  • Chọc hút dịch màng phổi là một thủ thuật thường khá an toàn với bác sĩ chuyên khoa và rất cần thiết nhằm xác định chẩn đoán và giúp tìm kiếm nguyên nhân TDMP.

Điều trị:

  • Chọc hút dịch màng phổi không chỉ là biện pháp quan trọng giúp xác định chẩn đoán mà còn giúp bệnh nhân nhanh chóng bớt khó thở nếu lượng dịch nhiều.
  • Trong trường hợp tràn mủ màng phổi, người bệnh sẽ được thực hiện phẫu thuật nhỏ gọi là dẫn lưu màng phổi để đặt một ống dẫn lưu bằng nhựa xuyên qua da vào trong khoang màng phổi nhằm thoát mủ ra ngoài dần.
  • Nếu do nhiễm khuẩn (viêm mủ màng phổi): Sử dụng kháng sinh; Nếu do lao: điều trị thuốc kháng lao; Ung thư: phẫu thuật hoặc dùng hóa chất; Điều trị suy tim, xơ gan, suy thận...
  • Các biện pháp hỗ trợ khác: Nghỉ ngơi tại giường; ăn những thức ăn nhẹ, dễ tiêu, đủ năng lượng và dinh dưỡng; điều trị sốt, đau ngực bằng paracetamol; tập vật lý trị liệu hô hấp: theo chỉ định của thầy thuốc.

Nguồn: Bệnh viện 108

 

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào? 01:57
Bệnh viêm phổi ở người cao tuổi nguy hiểm thế nào?
 Hàng năm có khoảng 450 triệu người trên thế giới bị viêm phổi, đây là căn bệnh gây tử vong ở mọi nhóm tuổi với số ca lên đến 4 triệu người,...
 3 năm trước
 659 Lượt xem
Tin liên quan
Viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ em

Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi bị nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu bạn cho rằng con của bạn có thể bị viêm phổi, hãy cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?
Các Yếu Tố Giúp Phân Biệt Viêm Phổi Và Viêm Phế Quản?

Triệu chứng của các bệnh về đường hô hấp thường có tính tương đồng, điều này gây khó khăn và trở ngại trong quá trình chẩn đoán và điều trị.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây