1

Tổng quan về Xét Nghiệm HbA1c  - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

1-Sử dụng xét nghiệm?

  • Xét nghiệm A1c và tính toán mức độ eAG được dùng chủ yếu để theo dõi lượng glucose của bệnh nhân đái tháo đường theo thời gian. Mục tiêu của bệnh nhân đái tháo đường là làm sao giữ cho lượng đường máu của mình càng gần với mức bình thường càng tốt. Điều này sẽ giúp giảm thiểu các biến chứng do lượng đường máu tăng mạn tính gây ra: tổn thương ở các cơ quan như thận, mắt, hệ tim mạch, và thần kinh.
  • Xét nghiệm A1c và kết quả eAG cho ta một hình ảnh về lượng đường glucose trung bình trong máu trong thời gian vài tháng trở lại. Chúng sẽ giúp đánh giá xem các biện pháp điều trị có thật sự hiệu quả.
  • Xét nghiệm A1c thường được dùng để giúp những bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường xác định xem lượng đường của họ tăng cao đến mức độ nào khi chưa được kiểm soát.
  • Có thể chỉ định xét nghiệm vài lần trước khi kiểm soát được đường huyết, và sau đó mỗi năm thực hiện vài lần để kiểm tra xem có giữ được đường huyết ở mức độ ổn định.

2- Khi nào chỉ định xét nghiệm?

  • Tùy thuộc vào týp đái tháo đường, kiểm soát tốt tình trạng đái tháo đường ra sao, có thể chỉ định A1c khoảng 2 đến 4 lần mỗi năm.
  • Hiệp Hội Đái Tháo Đường Mỹ khuyến cáo xét nghiệm A1c mỗi năm ít nhất 2 lần. Có thể chỉ định xét nghiệm A1c thường xuyên hơn khi bệnh nhân mới được chẩn đoán đái tháo đường hoặc khi đường huyết chưa được kiểm soát tốt,.

3-Ý nghĩa kết quả?

  • Kết quả A1c hiện đang được tính bằng tỉ lệ phần trăm, và khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường phấn đấu duy trì A1c ở mức độ dưới 7%.
  • Kết quả xét nghiệm A1c có thể được trả kèm với ước lượng glucose máu trung bình (estimated Average Glucose=eAG), được tính toán trên cơ sở mức độ A1c.
  • Báo cáo thêm kết quả eAG nhằm mục đích giúp bệnh nhân liên hệ kết quả A1c của mình với việc kiểm soát glucose máu hàng ngày.
  • Công thức tính eAG giúp chuyển đổi % A1c sang các đơn vị mg/dL hoặc mmol/L.
  • Cần lưu ý rằng eAG mới chỉ là phương tiện để đánh giá lượng đường trung bình trong máu trong vài tháng sau cùng mà thôi. Do đó, kết quả sẽ không thể khớp chính xác với kết quả đường huyết được đo hàng ngày.
  • Người không bị đái tháo đường có giá trị A1c trong khoảng 4% đến 6%.
  • Bệnh nhân đái tháo đường càng cố gắng duy trì chỉ số A1c ở mức độ 6% mà không để xảy ra những đợt hạ đường huyết, thì bệnh đái tháo đường của họ càng được kiểm soát tốt.
  • Khi A1c và eAG tăng thì nguy cơ biến chứng cũng tăng theo.

4-Những vấn đề cần biết thêm?

  • Kết quả xét nghiệm A1c không phản ánh những tăng, giảm cấp tính và tạm thời của đường huyết.
  • Các biến đổi đường huyết nhanh chóng ở những bệnh nhân có tình trạng đái tháo đường “thoáng qua” sẽ không được A1c ghi nhận.
  • Khi người bệnh có những biến thể của hemoglobin trong máu, như hemoglobin của bệnh hồng cầu liềm (hemoglobin S), lượng hemoglobin A sẽ giảm.
  • Điều này có thể hạn chế ích lợi của xét nghiệm A1c trong việc theo dõi quản lý bệnh đái tháo đường. Khi người bệnh bị thiếu máu, tán huyết, xuất huyết nặng, kết quả A1c có thể thấp giả tạo.
  • Khi bệnh nhân thiếu sắt, kết quả A1c có thể tăng.
  • Khi bệnh nhân mới được truyền máu gần đây, kết quả A1c có thể tăng giả tạo do các dung dịch bảo quản máu thường chứa một lượng glucose cao và vì thế sẽ không phản ánh chính xác hiệu quả việc kiểm soát đường huyết trong vài tháng sau cùng.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây