1

Tinh hoàn ẩn - bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Nguyên nhân

  • Rối loạn trục hạ đồi  – tuyến yên – tuyến sinh dục: suy tuyến yên, làm thiếu Gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và chứng dương vật nhỏ lại.
  • Sai lệch tổng hợp Testosteron: do thiếu men 17 a hydroxylase, 5 a reductase…
  • Hội chứng giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể Androgen.
  • Estrogen cũng có tác dụng làm hỏng sự đi xuống của tinh hoàn: mẹ mang thai dung Diethylstillbesteron, hay kháng Androgen (Flutamide).
  • Phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn – bìu.
  • Các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn…

Chẩn đoán

Lâm sàng:

  • Thăm khám vùng bẹn bìu
  • Bìu kém phát triển, tinh hoàn ẩn càng cao thì bìu càng kém phát triển. Tinh hoàn ẩn thể cao khi khám không sờ thấy tinh hoàn.

 Cận lâm sàng:

  • Siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng là các phương tiện thăm dò từ thấp đến cao nhằm xác định chính xác vị trí của tinh hoàn ẩn.
  • Xét nghiệm nhiễm sắc thể nên được tiến hành một cách hệ thống để phát hiện các trường hợp giới tính không xác định.
  • Nghiệm pháp HCG là một nghiệm pháp được sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy.
  • Các xét nghiệm nội tiết tố: LH, FSH, Prolactine, Estradiol và Testosterone.
  • Các xét nghiệm chỉ điểm khối u: a FP, b – HCG nên làm để phát hiện các trường hợp ác tính.

Biến chứng

Bệnh nhân bị tinh hoàn ẩn nếu không điều trị có thể gặp nguy cơ:

  • Ung thư hoá
  • Khả năng vô sinh
  • Thoát vị bẹn
  • Xoắn tinh hoàn
  • Chấn thương tinh hoàn
  • Tổn thương về tâm sinh lý do không có hay chỉ có một tinh hoàn dưới bìu.

Bệnh nhân cần được mổ sớm để tránh các hậu quả trên.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây