1

Tiêm corticoid tại chỗ: Những mặt Lợi và hại - Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Corticoid có cấu trúc steroid nên được gọi là corticosteroid là nhóm thuốc kháng viêm mạnh. Chúng được dùng để giảm phản ứng viêm xảy ra ở khá nhiều bệnh.

Corticoid thường dùng đường uống, hít, bôi ngoài da, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm vào các vùng mô khác nhau của cơ thể.  Bài viết này xin chỉ đề cập đến liệu pháp tiêm corticoid vào các vùng mô mềm và khớp.

Corticoid không phải là thuốc

  • Chúng chỉ làm giảm bớt phản ứng viêm. Do giảm viêm nên corticoid làm giảm đau. Phản ứng viêm có thể tái phát. Tiêm corticoid nếu được sử dụng đúng cách có thể giúp tình trạng viêm thuyên giảm được lâu từ hàng tháng đến hàng năm.
  • Tiêm corticoid còn có thể trị dứt điểm nếu mô viêm chỉ khu trú ở một vùng nhỏ như viêm bao khớp hay viêm gân cơ chẳng hạn.
  • Tiêm corticoid được dùng để điều trị tình trạng viêm khu trú ở những vùng mô nhỏ của cơ thể (tiêm tại chỗ) hoặc các phản ứng viêm lan tỏa toàn thân (điều trị toàn thân).
  • Tiêm corticoid toàn thân được chỉ định ở những bệnh lý ảnh hưởng đến nhiều cơ quan bộ phận như phản ứng mẫn cảm, hen suyễn và viêm khớp dạng thấp.

Lợi ích của việc tiêm corticoid tại chỗ

  • Lợi ích khi tiêm corticoid tại chỗ là sẽ giảm nhanh và mạnh phản ứng viêm khu trú ở một vị trí đặc biệt của cơ thể so với các thuốc kháng viêm truyền thống dùng đường uống như aspirin, các thuốc NSAID.
  • Chỉ tiêm một lần sẽ giúp giảm các phản ứng phụ của thuốc, như tình trạng kích ứng dạ dày vẫn thường đi kèm với việc uống thuốc kháng viêm chẳng hạn.
  • Tiêm corticoid có thể được thực hiện dễ dàng ở phòng khám.

Bất lợi của việc tiêm corticoid tại chỗ

  • Bất lợi của việc tiêm corticoid là cần thiết phải dùng kim tiêm xuyên thủng da cùng với những tác dụng phụ ngắn hạn và lâu dài của thuốc.
  • Biến chứng ngắn hạn ít gặp bao gồm teo và nhạt màu da tại vị trí tiêm, nhiễm trùng, chảy máu tại chỗ, đau vết tiêm, phản ứng viêm tăng nặng hơn tại chỗ do kích ứng với corticoid (phản ứng sau tiêm).
  • Các gân cơ có thể bị yếu do tiêm trúng gân hoặc vùng kề cận gân. Hậu quả đứt gân đã được báo cáo. 40% trường hợp than phiền nóng bừng mặt thoáng qua. Mất ngủ và tăng tiết mồ hôi ít gặp hơn.
  • Ở những bệnh nhân đái tháo đường, tiêm corticoid có thể làm tăng đường huyết.
  • Đối với các bệnh nhân đang bị bệnh nhiễm trùng, tiêm corticoid có thể làm mất khả năng đề kháng của cơ thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn, đồng thời che khuất các dấu hiệu và triệu chứng khiến việc chẩn đoán và theo dõi bệnh gặp nhiều khó khăn.

Nguồn: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây