1

Thuyên tắc ối: Biến chứng sản khoa nguy hiểm - Bệnh viện 108

Ca bệnh:

Tháng 12/2019, sản phụ M.T.Y. (32 tuổi, Hà Nội) đến BV TWQĐ 108 sinh con thứ 3, thai 40 tuần chuyển dạ. Sản phụ được theo dõi đẻ thường.

Đang trong quá trình rặn đẻ đột nhiên sản phụ thấy khó thở tức ngực rồi đột ngột mất ý thức khi thai nhi chỉ vừa mới sổ được đầu, em bé đã nhanh chóng được cắt rốn hồi sức cơ bản thở oxy, dấu hiệu sinh tồn tốt.

Sản phụ Sau đó tự tỉnh lại nhưng tình trạng suy sụp hô hấp và tuần hoàn một cách nhanh chóng, máu đen từ tử cung chảy ồ ạt. Lập tức Bs trực chẩn đoán BN bị tắc mạch ối, tiên lượng rất nặng

Bệnh nhân lên phòng mổ trong tình trạng lơ mơ, G:9-10đ, đồng tử hai ben 1,5 mm, PXAS (+), da niêm mạc nhợt, mạch 150l/phút, HA: 45/24mmHg. Xét nghiệm chức năng đông chảy máu rối loạn nghiêm trọng: D Dimer 244788ng/mL ( tăng gấp 400 lần), tiểu cầu tụt thấp: 44G/L, fibrinogen: 1,42 g/L.

Sau hơn 2 giờ cầm máu sản phụ mới qua cơn nguy kịch nhờ đặt tĩnh mạch cảnh ngoài trái, bù dịch máu, thuốc vận mạch, đặt huyết áp xâm lấn động mạch quay phải, theo dõi huyết áp liên tục trong mổ; cân bằng toan kiềm, bù huyết tương tươi, tiểu cầu, duy trì mê,…

Bệnh nhân nằm hồi sức tích cực được phối hợp theo dõi điều trị ổn định hồi phục dần và ra viện sau 2 tuần, bé gái được 3600g, khỏe mạnh hồng hào bú tốt.

Nguyên nhân tử vong:

  • Thảm họa sản khoa xảy ra đột ngột không có triệu chứng báo trước
  • Tình trạng nước ối, tế bào thai nhi, tóc hoặc các mảnh vụn khác xâm nhập vào máu của mẹ qua đường nhau thai ở tử cung, gây ra phản ứng giống dị ứng, làm suy tim phổi cấp và xuất huyết nghiêm trọng (rối loạn đông máu).
  • Là một trong những tai biến trong sản khoa hiếm gặp, nhưng vô cùng nguy hiểm do nước ối chảy vào tĩnh mạch, gây suy hô hấp cấp… khiến bệnh nhân bị đột ngột tím tái, trụy tim mạch, rối loạn đông máu... và gặp nguy hiểm cao hơn nếu sản phụ mắc đái tháo đường.
  • Đa số bị ngưng tim phổi trong những phút đầu tiên, sau đó là rối loạn đông máu, đờ tử cung.

Nguy cơ:

  • Tất cả các độ tuổi đều có thể bị thuyên tắc ối xảy ra trước, trong và ngay sau khi sinh.
  • Việc nạo hút thai, truyền dịch ối, hay chấn thương bụng... cũng có thể xảy ra.
  • Những trường hợp đa thai, khó sinh làm tổn thương cổ tử cung tạo điều kiện cho nước ối xâm nhập vào hệ thống mạch máu của mẹ dẫn đến thuyên tắc ối.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
Điều gì giúp quy trình IVF tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính xác tuyệt đối? Điều gì giúp quy trình IVF tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính xác tuyệt đối? 01:30
Điều gì giúp quy trình IVF tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội chính xác tuyệt đối?
Áp dụng xác thực vân tay và mống mắt cho khách hàng IVF: chống nhầm lẫn, đảm bảo an toànThấu hiểu tâm lý của phần lớn khách hành làm thụ...
 3 năm trước
 1420 Lượt xem

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây