Thuốc Zofran Vial: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
1. Thuốc Zofran là gì?
Zofran Vial là thuốc được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị tình trạng buồn nôn sau hóa trị ung thư. Thuốc Zofran còn được sử dụng cho những bệnh nhân mắc chứng buồn nôn, nôn ói sau phẫu thuật. Zofran Vial chứa hoạt chất ondansetron, có tác dụng ngăn chặn một chất trung gian hóa học của cơ thể gọi là serotonin gây ra tình trạng nôn ói.
2. Cách sử dụng thuốc Zofran
Để sử dụng cho bệnh nhân buồn nôn sau hóa trị ung thư, thuốc Zofran được pha trong dung dịch và tiêm tĩnh mạch chậm theo chỉ định của bác sĩ, thời gian tiêm thường phải kéo dài hơn 15 phút.
Thời điểm sử dụng thuốc Zofran cho bệnh nhân thường là khoảng 30 phút trước khi bắt đầu điều trị hóa trị liệu. Nhân viên y tế cần lưu ý không tiêm truyền thuốc Zofran nhanh hơn hoặc dùng nhiều hơn liều lượng được khuyến cáo vì điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như mờ mắt hoặc nhịp tim chậm/không đều.
Liều lượng của thuốc Zofran Vial tối đa là 16mg. Đối với bệnh nhân lớn tuổi, liều thuốc Zofran sử dụng thường thấp hơn để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Bên cạnh đó tùy thuộc vào phương pháp hóa trị liệu ung thư của từng người bệnh, liều thuốc Zofran thứ hai và thứ ba có thể được tiêm truyền cách từ 4 và 8 giờ sau liều đầu tiên. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể chuyển sang sử dụng Ondansetron đường uống khi cần thiết.
Bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân tiếp tục dùng thuốc Zofran trong 1 hoặc 2 ngày sau khi điều trị ung thư bằng hóa chất. Đối với người bệnh đang điều trị bằng Zofran Vial theo một lịch trình cụ thể, thuốc cần được sử dụng thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất.
Sử dụng thuốc Zofran đúng theo chỉ dẫn, tuyệt đối không dùng quá liều lượng hoặc sử dụng nhiều lần, thường xuyên hơn so với quy định.
Bệnh nhân đang tự dùng thuốc Zofran tại nhà hãy tìm hiểu tất cả các hướng dẫn về việc chuẩn bị và sử dụng thuốc từ bác sĩ và nhân viên y tế chuyên khoa. Khi lọ thuốc Zofran được bảo quản thẳng đứng sau lần sử dụng đầu tiên, vấn đề hình thành kết tủa, đông thuốc trên đầu lọ có thể xảy ra. Do đó, người bệnh cần kiểm tra kỹ lọ thuốc Zofran và nắp lọ để tìm các hạt kết tủa. Nếu có hãy lắc lọ thuốc thuốc Zofran để các hạt tan lại. Nếu bất kỳ hạt kết tủa nào còn sót lại sau khi lắc lọ, người bệnh không được sử dụng lọ thuốc Zofran đó nữa. Thuốc Zofran Vial phải tuyệt đối trong suốt và không màu.
Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc Zofran dạng túi đã được pha sẵn, sau khi lấy túi ra khỏi lớp bọc bên ngoài hãy kiểm tra dấu hiệu rò rỉ thuốc bằng cách bóp mạnh túi chứa. Trước khi sử dụng thuốc Zofran, hãy kiểm tra bằng mắt thường xem có rò rỉ, hạt kết tủa hoặc đổi màu hay không. Nếu có những vấn đề trên hoặc hộp đựng thuốc Zofran bị hỏng, người bệnh tuyệt đối không sử dụng sản phẩm đó.
Để ngăn ngừa hoặc điều trị chứng buồn nôn sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định một liều thuốc Zofran duy nhất thông qua tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) không pha loãng ngay trước khi bắt đầu phẫu thuật, trong khi phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật.
Liều lượng thuốc Zofran Vial phụ thuộc vào cân nặng, tình trạng sức khỏe, tuổi tác và phản ứng với điều trị của người bệnh. Thông báo cho bác sĩ nếu tình trạng nôn sau hóa trị ung thư hoặc sau phẫu thuật không cải thiện hoặc có xu hướng xấu đi.
3. Phản ứng phụ của thuốc Zofran
Bệnh nhân có thể gặp tình trạng đau đầu, sốt, choáng váng, chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, táo bón hoặc nổi mẩn đỏ/đau rát tại chỗ tiêm thuốc Zofran. Nếu những tác dụng này của thuốc Zofran kéo dài hoặc xấu đi, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức.
Thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bệnh nhân có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào của thuốc Zofran, bao gồm: đau thượng vị, cứng/co thắt cơ, thay đổi thị lực (mất thị lực tạm thời, nhìn mờ, không kiểm soát được cử động mắt), đau ngực, nhịp tim chậm/nhanh/không đều, chóng mặt dữ dội, ngất xỉu.
Thuốc Zofran làm tăng nồng độ serotonin và có thể gây ra tình trạng rất nghiêm trọng được gọi là hội chứng nhiễm độc serotonin. Nguy cơ này tăng lên nếu bệnh nhân đang dùng đồng thời các loại thuốc khác cũng làm tăng serotonin. Người bệnh cần liên hệ để nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu xuất hiện các triệu chứng như: tim đập nhanh, ảo giác, mất phối hợp, chóng mặt nghiêm trọng, buồn nôn/nôn ói/ tiêu chảy nghiêm trọng, co giật cơ, sốt không rõ nguyên nhân, kích động/bồn chồn bất thường.
Bên cạnh những tác dụng phụ đã được liệt kê ở trên, thuốc Zofran hoàn toàn có thể gây ra các triệu chứng bất thường khác, vì vậy nếu nhận thấy bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khác của thuốc Zofran, người bệnh hãy liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn.
4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Zofran
Trước khi sử dụng ondansetron, bệnh nhân hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bị dị ứng với hoạt chất này hoặc các thuốc chẹn serotonin khác (granisetron); hoặc bất kỳ dị ứng nào khác.
Trước khi sử dụng thuốc Zofran, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bệnh nhân, đặc biệt là: nhịp tim không đều, bệnh gan, các vấn đề về dạ dày và ruột (vừa phẫu thuật bụng/hồi tràng, sưng tấy).
Ondansetron có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim (kéo dài QT), gây ra nhịp tim nhanh và không đều nghiêm trọng kèm theo các triệu chứng khác (như chóng mặt, ngất xỉu) cần được chăm sóc y tế ngay.
Nồng độ thấp của ion kali hoặc magiê trong máu làm tăng nguy cơ kéo dài QT, nguy cơ này sẽ tăng lên nếu người bệnh đang sử dụng thuốc lợi tiểu, đang đổ mồ hôi nhiều, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
Thuốc Zofran có thể làm cho bệnh nhân cảm thấy chóng mặt, buồn ngủ hoặc làm mờ tầm nhìn của người bệnh, đặc biệt nếu bệnh nhân sử dụng rượu hoặc cần sa. Người dùng thuốc Zofran không nên lái xe, sử dụng máy móc cần sự tỉnh táo cho đến khi đảm bảo an toàn.
Trẻ sơ sinh dưới 5 tháng thường nhạy cảm với tác dụng của thuốc Zofran, đặc biệt là tiêu chảy. Người lớn tuổi là nhóm tuổi nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc Zofran, đặc biệt là kéo dài QT.
Trong thời kỳ mang thai, thuốc Zofran chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết vì nó có thể gây hại cho thai nhi. Chưa biết thuốc Zofran có đi vào sữa mẹ hay không vì vậy cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.
5. Tương tác của thuốc Zofran
Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Zofran hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Zofran bao gồm: apomorphine, tramadol .
Nhiều loại thuốc ngoài ondansetron có thể ảnh hưởng đến nhịp tim (kéo dài QT) bao gồm dofetilide, pimozide, procainamide, amiodarone, quinidine, sotalol, kháng sinh macrolide. Do đó, trước khi sử dụng ondansetron, người bệnh hãy báo cáo tất cả các loại thuốc mình đang sử dụng cho bác sĩ hoặc dược sĩ.
Nguy cơ mắc hội chứng serotonin sẽ tăng lên nếu bệnh nhân đang dùng thuốc Zofran đồng thời với các loại thuốc khác làm tăng serotonin như thuốc lắc, thuốc chống trầm cảm (bao gồm SSRIs, SNRIs). Nguy cơ này có thể cao hơn khi người bệnh bắt đầu hoặc tăng liều các loại thuốc này.
Các triệu chứng của quá liều thuốc Zofran có thể bao gồm: thay đổi thị lực, chóng mặt nghiêm trọng, nhịp tim không đều. Các xét nghiệm (như ECG) nên được thực hiện định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh hoặc kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc Zofran.
Thuốc Zofran được chỉ định trước khi hóa trị ung thư theo chỉ dẫn của bác sĩ, vì vậy nếu bệnh nhân bỏ lỡ một liều, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ của để biết lịch dùng liều thuốc Zofran mới. Nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc theo lịch trình thường xuyên và bỏ lỡ một liều, hãy sử dụng thuốc Zofran ngay khi nhớ ra, tuy nhiên khi đã gần đến thời điểm dùng liều thuốc Zofran tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên, đừng gấp đôi liều. Không xả thuốc Zofran xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống trừ khi đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.
Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?
Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.
Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?
Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.