Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Cơ chế hoạt động và tác dụng phụ
1. Cơ chế hoạt động thuốc ức chế men chuyển (ACE)
Thuốc ức chế men chuyển (ACE) là một trong những nhóm thuốc điều trị bệnh cao huyết áp phổ biến nhất hiện nay. Cơ chế hoạt động thuốc ức chế men chuyển là gắn vào ion kẽm của men chuyển Angiotensin I dẫn đến làm giảm tốc độ chuyển thành Angiotensin II (là một chất gây co mạch mạnh). Do đó, thuốc ức chế men chuyển có tác dụng giãn mạch, giảm sức cản ngoại vi, hạ huyết áp. Ngoài gây co mạch, angiotensin II còn gây nhiều tác hại khác lên hệ tim mạch như làm thay đổi cấu trúc tim, mạch máu và thận. Nhóm thuốc ức chế men chuyển có thêm tác dụng bảo vệ tim mạch và thận khỏi hiện tượng tái cấu trúc. Giảm nồng độ Angiotensin II cũng trực tiếp gây giảm aldosteron, dẫn đến tăng nhẹ kali huyết thanh và thải dịch. Bên cạnh đó, các thuốc ức chế men chuyển còn có thể tác động lên hệ thống Kallikrein-kinin làm giảm phân hủy dẫn đến tăng nồng độ bradykinin và tăng tổng hợp prostaglandin, từ đó cũng làm giảm sức cản ngoại vi và hạ huyết áp.
Đã có nhiều thử nghiệm lâm sàng chứng minh vai trò của nhóm thuốc ức chế men chuyển trong việc giảm nguy cơ tim mạch, đặc biệt thuốc có hiệu quả trong giảm bệnh suất và tử suất trên các bệnh nhân có kèm theo suy tim và bệnh thận mạn tính. Một số đặc tính khá ưu việt của nhóm thuốc ức chế men chuyển là không gây bất lợi trên chuyển hóa đường và chuyển hóa lipid, không ảnh hưởng đến nồng độ acid uric máu và nước tiểu, do đó có thể sử dụng được cho các bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo đái tháo đường, rối loạn lipid.
2. Các loại thuốc ức chế men chuyển thông dụng
Captopril là loại thuốc ức chế men chuyển đầu tiên ra đời vào năm 1977. Từ đó đến nay cho đến nay nhóm thuốc này có khoảng 15 loại thuốc khác nhau. Một số loại thuốc ức chế men chuyển được dùng phổ biến là:
- Captopril
- Benazepril
- Enalapril
- Lisinopril
- Quinapril
- Perindopril
- Fosinopril
- Trandolapril
- Delapril
- Ramipril
Các thuốc trong nhóm thuốc ức chế men chuyển có tác dụng hạ huyết áp gần như tương đương. Phần lớn các thuốc trong nhóm đều có tác dụng dài trên 24 giờ nên chỉ cần dùng một lần trong ngày. Ngoại trừ Captopril có thời gian tác dụng ngắn hơn (6-12 giờ) và Moexipril thời gian tác dụng 12-18 giờ.
Ngoài bệnh cao huyết áp, các thuốc ức chế men chuyển còn được chỉ định trong ngăn ngừa, điều trị hoặc cải thiện triệu chứng trong các trường hợp như: bệnh động mạch vành, suy tim, bệnh tiểu đường, một số bệnh thận mạn tính, đau tim, xơ cứng bì, đau nửa đầu,...
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ức chế men chuyển kết hợp với các thuốc khác như thuốc lợi tiểu hoặc thuốc chẹn kênh canxi. Không kết hợp thuốc ức chế men chuyển với thuốc chẹn thụ thể Angiotensin hoặc với chất ức chế renin trực tiếp.
Một đặc điểm của thuốc ức chế men chuyển cần đáng quan tâm, đó là thuốc tác dụng ở người trẻ tuổi tốt hơn người lớn tuổi; tác dụng với người da trắng tốt hơn người da đen. Đối với các thuốc điều trị huyết áp, tùy theo từng đặc điểm cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc phù hợp.
3. Tác dụng phụ thuốc ức chế men chuyển
Một số tác dụng phụ thuốc ức chế men chuyển, người bệnh có thể gặp trong quá trình điều trị gồm:
- Ho khan: đây là tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc ức chế men chuyển. Đôi khi tình trạng ho kéo dài dai dẳng, người bệnh phải chuyển sang dùng nhóm thuốc khác.
- Tăng Kali máu: nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này, chủ yếu là do giảm áp lực máu đến thận, giảm tiết aldosteron, giảm chức năng ống thận.
- Hạ huyết áp đột ngột: thuốc có thể gây hạ huyết áp quá mức ngay lúc dùng liều khởi đầu, đặc biệt với các trường hợp bệnh nhân suy tim, suy thận, dùng kèm thuốc lợi tiểu, bị tiêu chảy, nôn mửa,... Để tránh hiện tượng này, thuốc thường được khởi đầu với liều thấp, sau đó tăng liều dần.
- Phù mạch: không giống như phù mạch dị ứng, phù mạch do thuốc ức chế men chuyển không xuất hiện mề đay. Nguyên nhân do tăng hoạt động chất chuyển hóa Bradykinin và các tác dụng vận mạch làm tăng tích lũy dịch và gây phù mạch. Trong trường hợp này, cần cho người bệnh ngừng thuốc ngay lập tức và thực hiện các biện pháp can thiệp kịp thời.
Một số tác tác dụng phụ thuốc ức chế men chuyển có thể gặp khác bao gồm đau đầu, mất vị giác, phát ban dát sần, giảm bạch cầu, chóng mặt, mệt mỏi, tiêu chảy, buồn nôn,...
Các thuốc ức chế men chuyển chống chỉ định trong thai kỳ vì nguy cơ gây thương tích và tử vong ở thai nhi. Do đó, nếu người bệnh đang mang thai hoặc dự định có thai, hãy báo cho bác sĩ để được lựa chọn các loại thuốc khác để điều trị cao huyết áp.
Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?
Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.
Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?
Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.