Thuốc Streptomycin: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
1. Streptomycin là thuốc gì?
Streptomycin, một loại kháng sinh có nguồn gốc từ Streptomyces griseus, là aminoglycoside đầu tiên được phát hiện và sử dụng trong thực tế vào những năm 1940. Mặc dù streptomycin là kháng sinh đầu tiên được xác định là có hiệu quả chống lại vi khuẩn lao nhưng nó đã không còn được ưa chuộng do kháng thuốc và hiện nay chủ yếu được sử dụng để điều trị bổ trợ trong các trường hợp lao đa kháng thuốc.
Streptomycin được sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng lao đang hoạt động nếu bạn không thể dùng các loại thuốc khác cho bệnh lao hoặc mắc một loại bệnh lao không thể điều trị bằng các loại thuốc khác (lao đa kháng thuốc). Thuốc này cũng có thể được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác (ví dụ như Mycobacterium avium complex-MAC, bệnh sốt mò, viêm nội tâm mạc, bệnh dịch hạch).
2. Cách dùng thuốc Streptomycin
Thuốc Streptomycin được tiêm vào bắp theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng được dựa trên tình trạng, cân nặng và đáp ứng của bệnh nhân đối với trị liệu. Các xét nghiệm (chẳng hạn như chức năng thận, nồng độ thuốc trong máu) có thể được thực hiện để giúp tìm ra liều tốt nhất cho từng bệnh nhân. Tần suất được tiêm và thời gian điều trị sẽ phụ thuộc vào loại nhiễm trùng bạn mắc phải cũng như đáp ứng điều trị.
Thuốc điều trị bệnh lao thường được sử dụng trong 9 tháng hoặc lâu hơn. Sau khi bạn dùng Streptomycin hàng ngày trong 1 đến 2 tháng, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn dùng thuốc này ít thường xuyên hơn (ví dụ: 2 đến 3 lần một tuần). Bác sĩ có thể hướng dẫn bạn ngừng sử dụng thuốc này trước khi ngừng các thuốc điều trị lao khác. Điều quan trọng là bạn phải tiếp tục sử dụng Streptomycin và các thuốc khác theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Không ngừng dùng thuốc Streptomycin ngay cả trong thời gian ngắn, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Bỏ qua hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự chấp thuận của bác sĩ có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ hoặc khiến bệnh nhiễm trùng (đặc biệt là bệnh lao) khó điều trị hơn (do kháng thuốc).
Hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu các triệu chứng nhiễm trùng xuất hiện trở lại (ví dụ như sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể).
3. Tác dụng phụ của thuốc Streptomycin
Một số tác dụng không mong muốn phổ biến có thể xảy ra khi tiêm thuốc Streptomycin như buồn nôn, nôn mửa, đau bụng hoặc chán ăn. Ngoài ra, các triệu chứng như đau, kích ứng, mẩn đỏ có thể xảy ra tại chỗ tiêm.
Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm: Yếu cơ, tiêu chảy dai dẳng ngay cả sau khi ngừng thuốc, dễ chảy máu/bầm tím, tim đập nhanh, các dấu hiệu nhiễm trùng mới, các dấu hiệu vấn đề về thận (thay đổi lượng nước tiểu), mệt mỏi bất thường.
Sử dụng thuốc Streptomycin trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nấm miệng, nhiễm trùng nấm âm đạo. Nếu bạn nhận thấy các mảng trắng trong miệng, thay đổi dịch tiết âm đạo hoặc các triệu chứng mới khác THÌ hãy đi khám ngay.
4. Thận trọng khi sử dụng thuốc Streptomycin
- Trước khi sử dụng thuốc, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với streptomycin hoặc với các kháng sinh aminoglycoside khác (tobramycin, gentamicin) cũng như bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác.
- Thông báo cho bác sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, đặc biệt là các vấn đề về thận, thính giác, mất nước nghiêm trọng, một số vấn đề về cơ nhất định, bỏng trên vùng da rộng, u nang xơ hóa.
- Không nên dùng Streptomycin cùng với một số loại thuốc chủng có chứa vi khuẩn sống (ví dụ như thương hàn, BCG). Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn dự định chủng ngừa hoặc trị liệu bất kỳ loại nào.
- Thận trọng khi sử dụng thuốc Streptomycin ở người lớn tuổi vì họ có thể bị giảm chức năng thận. Do đó, người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ về thận và thính giác.
- Streptomycin không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Cho bác sĩ biết nếu bạn đang có thai, dự tính có thai hoặc nếu bạn muốn cho con bú sữa mẹ.
5. Tương tác thuốc
Các thuốc khác có thể ảnh hưởng đến thận hoặc thính giác có thể làm tăng nguy cơ tổn thương thận hoặc suy giảm thính giác nếu dùng chung với streptomycin. Một số ví dụ phổ biến là các thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID), chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen và thuốc lợi tiểu furosemide.
Tóm lại, Streptomycin là một loại kháng sinh aminoglycoside được chỉ định để điều trị vi khuẩn lao mycobacterium tuberculosis đa kháng thuốc và các bệnh nhiễm trùng không phải bệnh lao khác. Để hạn chế tác dụng phục cũng như tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Webmd.com
Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?
Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.
Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?
Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.