1

Thuốc Regranex Gel: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Regranex Gel (còn được gọi là Becaplermin) thường được dùng để điều trị các vết loét ở chân. Người bệnh cần dùng thuốc kết hợp với việc bảo vệ và chăm sóc chân đúng cách để vết thương mau lành.

1. Thuốc Regranex có tác dụng gì?

Thuốc Regranex Gel (còn được gọi là Becaplermin) thường được sử dụng để điều trị một số vết loét ở chân ở những người bị bệnh tiểu đường. Để thuốc hoạt động hiệu quả cần kết hợp với việc giữ chân ổn định, không bị tì đè để vết loét mau khỏi.

Regranex Gel hoạt động bằng cách thu hút một số chất tự nhiên vào vị trí vết loét giúp vết thương mau lành.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Regranex

Thuốc Regranex dạng gel chỉ nên được dùng ngoài da. Cách dùng:

  • Rửa hai tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với thuốc.
  • Lượng thuốc bôi sẽ dựa trên kích thước của vết loét. Bác sĩ sẽ cân nhắc điều chỉnh liều của bạn sau mỗi 1 đến 2 tuần.
  • Bóp lượng thuốc nhất định để lên một bề mặt sạch, chắc và không thấm hút (ví dụ: giấy có sáp). Dùng dụng cụ sạch như: tăm bông, dụng cụ rơ lưỡi...để thoa đều một lớp mỏng thuốc lên vết loét, thường một lần mỗi ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng băng vết thương để che vết loét. Sau 12 giờ, tháo băng, rửa sạch vết loét, thay bằng băng mới. Không bôi thêm thuốc vào lúc này.
  • Dùng Regranex Gel thường xuyên để nhận được nhiều lợi ích nhất từ ​​nó. Bôi thuốc hàng ngày cho đến khi vết loét lành hoàn toàn.
  • Không bôi một lớp gel dày hoặc dùng nhiều thuốc hơn chỉ dẫn. Vì điều này không làm tăng tác dụng của thuốc hoặc giúp vết thương nhanh lành hơn mà có thể tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ.
Thuốc Regranex Gel: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Regranex Gel (còn được gọi là Becaplermin) thường được sử dụng để điều trị một số vết loét ở chân ở những người bị bệnh tiểu đường

3. Tác dụng không mong muốn của thuốc Regranex

  • Hãy nhớ rằng bác sĩ kê đơn thuốc này vì họ đã đánh giá rằng lợi ích thuốc mang lại cho bạn lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ. Nhiều người dùng gel này không gặp tác dụng phụ nào nghiêm trọng.
  • Nếu tình trạng của bạn xấu đi, không cải thiện sau 10 tuần hoặc không lành hẳn sau 20 tuần, hãy báo cho bác sĩ biết.
  • Trường hợp dị ứng với thuốc Regranex Gel cũng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu thấy bất kỳ dấu hiệu của dị ứng nghiêm trọng như: choáng váng nghiêm trọng, phát ban, khó thở, ngứa sưng ở mặt, lưỡi, cổ họng...thì nên liên hệ trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.

4. Thận trọng

Trước khi dùng thuốc Regranex Gel, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu bạn bị dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có bất kỳ tình trạng nào khác, hãy thông báo ngay cho bác sĩ;
  • Trước khi dùng thuốc Regranex, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử bệnh của bạn, nhất là nếu bạn mắc ung thư (đặc biệt là ở vùng loét).
  • Trong thời kỳ mang thai, thuốc Regranex Gel chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Thảo luận về những rủi ro và lợi ích của thuốc Regranex với bác sĩ trước khi dùng.
  • Hiện vẫn chưa rõ liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Thuốc Regranex Gel: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Trong thời kỳ mang thai, thuốc Regranex Gel chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết

5. Một số lưu ý

  • Quá liều: Regranex Gel có thể có hại nếu nuốt phải. Nếu sử dụng thuốc Regranex quá liều và thấy các triệu chứng như ngất xỉu hoặc khó thở, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
  • Thuốc này chỉ được kê đơn cho tình trạng loét trong hiện tại. Không nên tự ý sử dụng thuốc cho vết thương khác trừ khi bác sĩ đồng ý.
  • Người bệnh nên chăm sóc chân tốt để giúp giảm nguy cơ loét chân. Rửa chân hàng ngày và kiểm tra vết cắt, vết loét hoặc vết phồng rộp. Giữ móng chân gọn gàng và cắt tỉa. Chọn giày vừa chân và luôn đi tất cùng giày.
  • Bảo quản: Bảo quản thuốc Regranex ở trong tủ lạnh, đậy chặt ống và không đóng băng. Giữ thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và phạm vi hoạt động của vật nuôi.

webmd.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây