1

Thuốc Pylera: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Pylera là thuốc kết hợp gồm 3 loại thuốc Bismuth subcitrate, Metronidazole và Tetracyclin, có tác dụng điều trị chứng đau do viêm loét dạ dày, ruột, trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn H. pylori gây ra. Thuốc Pylera thường được dùng kết hợp với thuốc chẹn axit.

1. Thuốc Pylera có tác dụng gì?

Thuốc Pylera thường được chỉ định để điều trị loét dạ dày, ruột do vi khuẩn H. pylori gây ra và ngăn ngừa các vết loét tái phát.

Trong mỗi viên nang Pylera chứa 3 loại thuốc: Bismuth subcitrate, Metronidazole và Tetracyclin. Trong đó:

  • Bismuth subcitrate: Hiệu quả trong việc điều trị đau dạ dày, nhưng trong kết hợp này có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.
  • Metronidazole Tetracyclin: Là thuốc kháng sinh điều trị nhiều loại bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Thuốc Pylera được sử dụng kết hợp với thuốc chẹn axit (ví dụ, thuốc ức chế bơm proton như Omeprazole).

Thuốc Pylera chỉ được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nó sẽ không hiệu quả đối với các bệnh nhiễm trùng do virus (như cảm lạnh thông thường, cúm) và không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em.

Việc sử dụng bất kỳ loại kháng sinh nào khi không cần thiết có thể giảm tác dụng điều trị bằng kháng sinh trong tương lai.

2. Liều dùng và cách dùng thuốc Pylera

  • Thuốc Pylera thường được dùng theo đường uống 4 lần mỗi ngày (sau bữa ăn và trước khi đi ngủ) trong 10 ngày. Uống mỗi liều (3 viên) với một cốc nước đầy (240 ml). Nuốt toàn bộ viên thuốc, không cắn, nghiền nát hoặc nhai viên thuốc. Tránh không nằm ít nhất 10 phút sau khi uống thuốc.
  • Tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng kèm thuốc chẹn axit với thuốc này.
  • Các sản phẩm có chứa Magie, nhôm hoặc canxi có thể liên kết với Tetracycline và ngăn cản sự hấp thu của nó. Do vậy chỉ uống thuốc Pylera từ 2 đến 3 giờ trước hoặc sau khi dùng bất kỳ sản phẩm nào có những thành phần trên. Ví dụ như Quinapril, một số dạng Didanosine nhất định (ví dụ: Dạng viên nhai hoặc dung dịch uống cho trẻ em), vitamin, khoáng chất và thuốc kháng axit. Các sản phẩm từ sữa như pho mát, sữa chua; nước trái cây giàu canxi, Sucralfat, sắt và kẽm cũng có trong danh sách cần tránh.
  • Duy trì việc dùng thuốc Pylera thường xuyên để đạt được nhiều lợi ích nhất từ nó.
  • Tiếp tục dùng thuốc Pylera và thuốc chặn axit cho đến khi hết lượng thuốc theo quy định, kể cả khi các triệu chứng biến mất sau một vài ngày. Ngừng thuốc quá sớm có thể khiến tình trạng nhiễm trùng, loét tái phát trở lại.
  • Hãy báo cho bác sĩ nếu tình trạng đau dạ dày, nhiễm khuẩn vẫn còn hoặc có chiều hướng xấu đi.
Thuốc Pylera: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Pylera thường được chỉ định để điều trị loét dạ dày, ruột do vi khuẩn H. pylori gây ra và ngăn ngừa các vết loét tái phát

3. Tác dụng không mong muốn

  • Thuốc Pylera cũng có thể mang lại một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, đau bụng, thay đổi khẩu vị, nhức đầu hoặc chóng mặt, phân sẫm màu.
  • Người dùng thuốc Pylera có thể thấy lưỡi chuyển sang màu sẫm trong thời gian uống thuốc. Tuy nhiên, điều này là vô hại và chỉ mang tính tạm thời, phản ứng phụ trên sẽ biến mất khi ngừng thuốc.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào nghiêm trọng như: Tê, ngứa ran ở tay, chân, răng đổi màu, thay đổi tâm trạng (như lú lẫn, lo lắng, cáu kỉnh, trầm cảm), nuốt khó, đau khi nuốt, ợ chua, nhịp tim nhanh, ù tai, đi tiểu thường xuyên, đau khi tiểu.
  • Liên hệ trợ giúp y tế ngay lập tức nếu thấy có bất kỳ tác dụng phụ hiếm gặp nhưng rất nghiêm trọng nào sau đây: Đau đầu dữ dội, đau và cứng cổ, dấu hiệu vấn đề về thận (như thay đổi lượng nước tiểu), dấu hiệu nhiễm trùng (như: Sốt đau cổ họng dai dẳng), dễ bị bầm tím, dễ chảy máu, suy nhược, mệt mỏi bất thường, co giật, đau ngực, các dấu hiệu của bệnh gan (như: Buồn nôn, nôn không ngừng, đau dạ dày, đau bụng dữ dội, chán ăn, vàng mắt, vàng da, nước tiểu sậm màu).
  • Trong trường hiếm, thành phần Tetracyclin trong thuốc Pylera có thể gây gia tăng áp lực trong hộp sọ (tình trạng tăng áp nội sọ-IH). Nguy cơ này sẽ cao hơn ở phụ nữ trong độ tuổi sinh nở bị thừa cân hoặc đã từng bị tăng áp nội sọ trong quá khứ. Nếu tình trạng tăng áp nội sọ gia tăng, có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn hoặc mù lòa. Do vậy hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn thường xuyên bị nhức đầu dai dẳng, có dấu hiệu thay đổi thị lực (nhìn mờ, song thị, giảm thị lực, mù đột ngột), buồn nôn kéo dài.
  • Một số trường hợp hiếm thuốc Pylera có thể dẫn tới tiêu chảy nghiêm trọng do Clostridium difficile, một loại vi khuẩn kháng thuốc. Tình trạng này có thể xảy ra trong thời gian điều trị hoặc vài tuần đến vài tháng sau khi ngừng điều trị. Không dùng thuốc chống tiêu chảy hoặc thuốc Opioid nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào ở trên. Vì những loại thuốc này có thể khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn. Hãy báo cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn bị: tiêu chảy kéo dài, đau bụng hoặc chuột rút, thấy máu, chất nhầy trong phân.
  • Sử dụng thuốc Pylera trong thời gian dài hoặc lặp lại có thể dẫn đến nấm miệng hoặc nhiễm trùng nấm men mới. Liên hệ với bác sĩ nếu bạn thấy xuất hiện thấy các mảng trắng trong miệng, dịch tiết âm đạo thay đổi hoặc có các triệu chứng mới khác.
  • Trường hợp dị ứng với thuốc Pylera cũng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu thấy bất kỳ dấu hiệu của dị ứng nghiêm trọng như: phát ban, khó thở, choáng váng nghiêm trọng, ngứa sưng ở mặt, lưỡi, cổ họng...thì liên hệ trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.
Thuốc Pylera: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Pylera cũng có thể mang lại một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng...

4. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Pylera

Trước khi dùng thuốc Pylera, hãy lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nếu bạn bị dị ứng với Bismuth subcitrate, Metronidazole, Tetracycline; Tinidazole hoặc có bất kỳ tình trạng dị ứng nào khác, hãy thông báo ngay cho bác sĩ;
  • Chia sẻ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý cá nhân, đặc biệt là nếu có các vấn đề về thận, bệnh gan, rối loạn máu, rối loạn não, tủy sống, khó nuốt, các vấn đề về thực quản (như: Thoát vị khe hoành, bệnh trào ngược dạ dày thực quản - GERD), hội chứng Cockayne - một chứng rối loạn di truyền hiếm gặp nhất định.
  • Các thuốc kháng sinh có thể làm vô hiệu hóa vắc-xin vi khuẩn sống (như vắc-xin thương hàn), do vậy không tiêm chủng trong khi uống thuốc Pylera, trừ khi bác sĩ đồng ý.
  • Tránh các đồ uống có cồn và các sản phẩm có chứa Propylene glycol trong và ít nhất 3 ngày sau khi dùng thuốc này vì có thể xảy ra các phản ứng đau bụng, chuột rút nghiêm trọng, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu, nóng bừng cơ thể.
  • Không cho trẻ em uống thuốc này vì nó có chứa Tetracycline gây đổi màu răng vĩnh viễn và các vấn đề khác ở trẻ em dưới 8 tuổi. Tình trạng đổi màu răng cũng có thể xảy ra ở trẻ lớn và thanh niên.
  • Thuốc Pylera không được sử dụng trong thời kỳ mang thai vì những ảnh hưởng không tốt tới thai nhi. Nên sử dụng các hình thức tránh thai đáng tin cậy (như bao cao su, thuốc tránh thai) trong thời gian điều trị bằng thuốc.
  • Thuốc Pylera có chứa các loại thuốc có thể đi vào sữa mẹ nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc và cho con bú.
Thuốc Pylera: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Chia sẻ với bác sĩ về tiền sử bệnh lý cá nhân trước khi sử dụng thuốc Pylera

5. Tương tác thuốc Pylera

  • Một số thuốc có thể tương tác với thuốc Pylera là: Thuốc retinoid (như Acitretin, Isotretinoin, Tretinoin), Stronti, sản phẩm có chứa cồn (chẳng hạn như xirô trị ho và cảm lạnh), sản phẩm có chứa Propylene glycol, Atovaquone, Digoxin, Lithium, dung dịch Lopinavir, Ritonavir.
  • Không dùng thuốc này nếu bạn cũng đang dùng thuốc Disulfiram hoặc nếu bạn đã dùng Disulfiram trong 2 tuần qua.
  • Thuốc Pylera có thể gây ảnh hưởng đến kết quả một số xét nghiệm hoặc kiểm tra y tế (như chụp X-quang dạ dày, ruột). Hãy báo cho nhân viên y tế biết nếu bạn đang điều trị bằng thuốc này.

6. Làm gì khi sử dụng quá và quên liều

  • Quá liều: Nếu sử dụng thuốc Pylera quá liều và thấy các triệu chứng như ngất xỉu hoặc khó thở, co giật, cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay.
  • Quên liều: Nếu quên uống 1 liều thuốc, nên dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp đã gần tới lúc uống liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc theo lịch trình bình thường. Không tự ý uống gấp đôi liều thuốc để bắt kịp và báo cho bác sĩ nếu bạn quên nhiều hơn 4 liều.
  • Bảo quản: Bảo quản thuốc Pylera ở nhiệt độ phòng (20-25 độ C), tránh ánh sáng và độ ẩm, không bảo quản thuốc ở phòng tắm. Giữ thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và phạm vi hoạt động của vật nuôi.

Webmd.com

Tổng số điểm của bài viết là: 14 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây