1

Thuốc Pseudoephedrine ER: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Pseudoephedrine ER được chỉ định sử dụng cho các trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp. Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng sử dụng.
 

1. Công dụng thuốc Pseudoephedrine ER

Thuốc Pseudoephedrine ERthuốc thông mũi, hoạt động bằng cách thu hẹp mạch máu, giảm tình trạng sưng và tắc nghẽn. Thuốc được sử dụng để giảm tạm thời tình trạng nghẹt mũi và đau xoang do cảm lạnh, cúm hoặc các bệnh về hô hấp khác (viêm mũi dị ứng, dị ứng, viêm phế quản).

Sản phẩm điều trị ho và cảm lạnh không được chứng minh là an toàn hay hiệu quả đối với trẻ em dưới 6 tuổi. Các loại thuốc dạng viên nang tác dụng kéo dài cũng không được khuyến khích sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi. Do đó, không sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER ở trẻ em dưới 12 tuổi (trừ khi được chỉ định bởi bác sĩ).

Thuốc không chữa khỏi hoặc rút ngắn thời gian mắc bệnh cảm lạnh, thậm chí có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng sử dụng thuốc. Không sử dụng thuốc để gây buồn ngủ ở trẻ. Không dùng các loại thuốc trị ho, cảm lạnh khác cho trẻ nếu có thành phần tương tự. Đồng thời, bạn nên hỏi bác sĩ về các biện pháp khác giúp làm giảm triệu chứng ho và cảm lạnh như uống đủ nước, sử dụng máy tạo độ ẩm, xịt mũi bằng nước muối,...

2. Cách sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER trước khi dùng hoặc làm đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ.

Uống thuốc theo đường miệng, có thể kèm thức ăn hoặc không. Liều dùng thuốc thường cách nhau 12 giờ hoặc 24 giờ (tùy theo chỉ định của bác sĩ). Người bệnh cần chú ý không dùng thuốc quá 240mg/ngày. Liều dùng sẽ dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe và khả năng đáp ứng điều trị của bệnh nhân. Người bệnh không tự ý tăng liều, tăng số lần dùng thuốc,... so với chỉ định. Cách dùng thuốc như sau:

  • Nếu sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER dạng lỏng, bạn nên lắc đều chai thuốc trước mỗi lần sử dụng. Nên dùng thìa đo thuốc chuyên dụng để đo đúng liều thuốc cần dùng;
  • Nếu sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER dạng viên nang, bạn nên uống với 1 cốc nước. Nuốt toàn bộ viên thuốc, không nghiền nát hoặc nhai viên thuốc vì việc này có thể giải phóng toàn bộ thuốc cùng một lúc, làm tăng nguy cơ tác dụng phụ. Đồng thời, không chia nhỏ các viên thuốc trừ khi được bác sĩ yêu cầu.

Caffeine có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc Pseudoephedrine ER. Do đó, người bệnh nên tránh uống một lượng lớn đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê hoặc ăn một lượng lớn socola nếu đang dùng thuốc.

Nếu các triệu chứng của bạn không cải thiện sau 7 ngày dùng thuốc, nếu triệu chứng tiến triển nặng hơn, bạn bị sốt, phát ban hoặc đau đầu dai dẳng thì nên báo ngay cho bác sĩ.

Thuốc Pseudoephedrine ER: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Pseudoephedrine ER là thuốc thông mũi

3. Tác dụng phụ của thuốc Pseudoephedrine ER

Khi sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER, người bệnh có thể gặp phải một số phản ứng phụ như:

  • Buồn nôn, nôn, khó ngủ, nhức đầu, chóng mặt hoặc căng thẳng. Nếu các tác dụng phụ này kéo dài hơn hoặc trầm trọng hơn, người bệnh nên báo ngay cho bác sĩ;
  • Ở một số sản phẩm, vỏ viên thuốc có thể xuất hiện trong phân. Điều này vô hại vì cơ thể đã hấp thu thuốc;
  • Ngừng dùng thuốc Pseudoephedrine ER và báo ngay cho bác sĩ nếu bạn gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc như nhịp tim nhanh hoặc nhịp tim bất thường, thay đổi tâm trạng (lo lắng, bồn chồn, lú lẫn), run rẩy, đau dạ dày, khó đi tiểu,...;
  • Rất hiếm khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Pseudoephedrine ER. Tuy nhiên, nếu có triệu chứng dị ứng nghiêm trọng thì bệnh nhân cần được đưa đi cấp cứu ngay. Các triệu chứng đó là phát ban, chóng mặt nhiều, khó thở, sưng hoặc ngứa ở mặt, lưỡi, cổ họng,...

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER

Trước khi dùng thuốc Pseudoephedrine ER, bạn nên báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng với thuốc, các dạng dị ứng khác hoặc đã có phản ứng tiêu cực với các thuốc cường giao cảm khác như ephedrine, phenylephrine. Bên cạnh đó, nếu có các vấn đề về sức khỏe như tiểu đường, mắc bệnh ở mắt (tăng nhãn áp), bệnh ở tim (đau tim, đau ngực, suy tim, tim đập nhanh/không đều), huyết áp cao, bệnh thận, cường giáp, khó đi tiểu (phì đại tuyến tiền liệt),.... thì người bệnh cần báo cho bác sĩ trước khi dùng thuốc. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên thông báo cho bác sĩ nếu bản thân đang sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khác.

Thuốc Pseudoephedrine ER có thể gây chóng mặt, đặc biệt là khi dùng với rượu hoặc các chất kích thích khác. Do đó, khi dùng thuốc, bạn không lái xe hoặc vận hành máy móc cho tới khi thực hiện các việc này một cách an toàn. Bên cạnh đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích.

Thuốc Pseudoephedrine ER dạng lỏng có thể chứa đường, cồn hoặc chất tạo ngọt aspartame. Bạn nên thận trọng khi dùng thuốc nếu bị tiểu đường, bệnh gan, nghiện rượu,... hay các tình trạng khác cần hạn chế các chất này trong chế độ ăn uống.

Nếu bị hẹp thực quản, dạ dày hoặc ruột, người bệnh cần báo cho bác sĩ khi dùng thuốc để tránh nguy cơ gây tắc nghẽn. Người lớn tuổi có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc, dễ có nguy cơ bị chóng mặt, nhịp tim nhanh/không đều, khó ngủ, lú lẫn, khó đi tiểu. Trẻ em có thể nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của thuốc, dễ có cảm giác bồn chồn. Phụ nữ trong thời kỳ mang thai chỉ sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER khi thực sự cần thiết, có chỉ định của bác sĩ. Và vì thuốc này có thể đi vào sữa mẹ nên người đang cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.

Thuốc Pseudoephedrine ER: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Trước khi dùng thuốc Pseudoephedrine ER, bạn nên báo cho bác sĩ nếu bị dị ứng với thuốc

5. Tương tác thuốc Pseudoephedrine ER

Bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ việc sử dụng thuốc của bệnh nhân để tránh nguy cơ tương tác thuốc gây ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ. Để giúp bác sĩ theo dõi sức khỏe một cách tốt nhất, người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng. Đồng thời, trong khi dùng thuốc Pseudoephedrine ER, bạn không nên bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều dùng của bất kỳ loại thuốc nào khác.

Một số tương tác thuốc của thuốc Pseudoephedrine ER:

  • Các sản phẩm tương tác với thuốc Pseudoephedrine ER gồm: Chất kích thích (caffeine, dextroamphetamine, methamphetamine, ma hoàng), terbutaline;
  • Sử dụng thuốc ức chế MAO cùng với thuốc Pseudoephedrine ER có thể gây tương tác thuốc nghiêm trọng, thậm chí tử vong. Do đó, trong khi điều trị bằng thuốc này, người bệnh nên tránh dùng chất ức chế MAO (isocarboxazid, linezolid, selegiline, xanh methylen, moclobemide, procarbazine, phenelzine, rasagiline, safinamide, tranylcypromine). Không nên dùng các chất ức chế mao trong 2 tuần trước khi điều trị bằng thuốc Pseudoephedrine ER;
  • Thuốc Pseudoephedrine ER có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc điều trị huyết áp (thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi, guanethidine, methyldopa);
  • Kiểm tra hướng dẫn sử dụng các loại thuốc bạn đang dùng (thuốc trị ho và cảm lạnh) vì chúng có thể chứa thành phần tương tự thuốc Pseudoephedrine ER. Bạn nên hỏi bác sĩ về cách sử dụng các loại thuốc đó một cách an toàn.
Thuốc Pseudoephedrine ER: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Trước khi sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER hãy trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng

6. Lưu ý về liều dùng và bảo quản thuốc Pseudoephedrine ER

  • Trường hợp dùng thuốc quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng như thở chậm/nông, ảo giác, co giật, khó thở, ngất xỉu,... cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức;
  • Thuốc Pseudoephedrine ER chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Không dùng thuốc trên 7 ngày nếu chưa được bác sĩ cho phép;
  • Nếu bỏ lỡ 1 liều, bệnh nhân nên dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu thời điểm nhớ ra gần với liều kế tiếp thì bạn có thể bỏ qua liều đã quên, không cần uống bù mà nên uống thuốc đúng vào thời điểm bình thường;
  • Kiểm tra hướng dẫn sử dụng để biết cách bảo quản thuốc. Nên giữ thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và phạm vi hoạt động của vật nuôi. Khi thuốc hết hạn sử dụng hoặc không cần dùng nữa, người bệnh nên loại bỏ thuốc đúng theo hướng dẫn.

Sử dụng thuốc Pseudoephedrine ER đúng theo chỉ định là lưu ý quan trọng nhất mà người bệnh cần nhớ để đảm bảo thuốc phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất, giảm nguy cơ rủi ro có thể xảy ra.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây