1

Thuốc Prograf: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Prograf được sử dụng để chống đào thải các cơ quan được cấy ghép vào cơ thể. Người bệnh cần dùng thuốc Prograf thường xuyên, uống thuốc vào cùng những thời điểm giống nhau mỗi ngày để giữ nồng độ thuốc trong cơ thể ở mức ổn định.

1. Thuốc Prograf có tác dụng gì?

Khi cấy ghép một cơ quan mới vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ xem cơ quan mới này là vật lạ xâm nhập và tìm cách thải trừ ra khỏi cơ thể. Thuốc Prograf có hoạt chất Tacrolimus, thuộc nhóm thuốc ức chế miễn dịch.

Thuốc Prograf có tác dụng gì? Thuốc Prograf được sử dụng cùng với các loại thuốc khác để ngăn ngừa hệ miễn dịch thải ghép các cơ quan như thận, tim, gan. Thuốc hoạt động bằng cách làm yếu hệ miễn dịch, giúp cơ thể không đào thải cơ quan cấy ghép.

2. Thuốc Prograf được sử dụng như thế nào?

Thuốc Prograf được dùng bằng đường uống, thường dùng 12 giờ một lần. Người bệnh có thể uống thuốc cùng với thức ăn nếu bị buồn nôn hoặc đau bụng. Thức ăn có thể khiến hấp thu thuốc Prograf ít hơn, tuy nhiên tùy vào tình trạng sức khỏe, người bệnh phải chọn một cách dùng thuốc nhất định (dùng thuốc cùng thức ăn hoặc không có thức ăn) và luôn dùng thuốc theo cách này để nồng độ thuốc ổn định trong cơ thể.

Nếu dùng thuốc Prograf dạng viên nang, hãy nuốt nguyên viên, không được mở hoặc nghiền nát viên thuốc. Nếu dùng thuốc Prograf dạng hạt, trộn các hạt thuốc trong gói với 15-30ml nước, khuấy đều và uống. Người bệnh nên tráng lại cốc bằng nước và uống để đảm bảo uống hết lượng thuốc được kê đơn. Thuốc Prograf dạng hạt được pha và dùng ngay, không được pha thuốc trước để dùng dần.

Liều dùng thuốc Prograf được bác sĩ kê đơn dựa trên cân nặng, tình trạng sức khỏe, kết quả các xét nghiệm và đáp ứng người bệnh với thuốc. Thuốc Prograf có nhiều dạng bào chế khác nhau, như dạng giải phóng ngay lập tức, giải phóng kéo dài,... Do đó, người bệnh không được tự ý chuyển sang dùng dạng thuốc Prograf khác mà không thông qua ý kiến bác sĩ.

Không được tăng liều hoặc dùng thuốc Prograf thường xuyên hơn chỉ định của bác sĩ. Sử dụng thuốc không đúng hướng dẫn hiệu quả điều trị sẽ không tăng, ngược lại sẽ làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Người bệnh cũng không được ngừng thuốc nếu không được bác sĩ chấp thuận.

Người bệnh cần dùng thuốc Prograf thường xuyên, uống thuốc vào cùng những thời điểm giống nhau mỗi ngày để giữ lượng thuốc trong cơ thể ở mức ổn định, phát huy hiệu quả điều trị tốt nhất. Không sử dụng thuốc Prograf cho phụ nữ có thai, do thuốc có thể hấp thu qua da và phổi gây hại thai nhi.

Thuốc Prograf: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Prograf được sử dụng bằng đường uống

3. Tác dụng phụ của thuốc Prograf

Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc Prograf là run, nhức đầu, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, chán ăn, khó ngủ, tê ngứa bàn tay, bàn chân. Hãy báo bác sĩ nếu các tác dụng phụ trên nghiêm trọng hoặc kéo dài.

Tuy nhiều người sử dụng thuốc Prograf không gặp tác dụng phụ đáng kể, tuy nhiên một số trường hợp có thể xuất hiện các tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Thay đổi trạng thái tâm thần, chóng mặt, dấu hiệu của các vấn đề về thận (như thay đổi lượng nước tiểu); rối loạn nhịp tim, các triệu chứng suy tim (như khó thở, sưng mắt cá chân, sưng bàn chân, mệt mỏi bất thường, tăng cân đột ngột); các vấn đề về thính giác (như giảm thính lực, ù tai); đau, sưng cánh tay hoặc chân, dễ bầm tím, chảy máu, đau cơ, chuột rút, suy nhược, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, buồn nôn, nôn dai dẳng, đau dạ dày, đau bụng dữ dội,...
  • Tacrolimus làm suy yếu hệ miễn dịch, do đó làm tăng nguy cơ cơ thể mắc các bệnh nhiễm trùng và một số loại ung thư như ung thư da, ung thư hạch,... Để giảm các nguy cơ này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc liều thấp nhất có hiệu quả. Người bệnh cần tuân thủ liều và hướng dẫn sử dụng thuốc, đồng thời tái khám và thực hiện các xét nghiệm theo đúng lịch hẹn. Hãy báo ngay bác sĩ nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường như: da thay đổi bất thường; nốt ruồi thay đổi kích thước, hình dạng; xuất hiện các khối u, sưng hạch, đổ mồ hôi đêm, sụt cân không rõ nguyên nhân; các dấu hiệu nhiễm trùng như sốt, đau họng dai dẳng,...
  • Thuốc Prograf có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh não đa ổ tiến triển (PML), tuy hiếm gặp nhưng đây là một tình trạng nhiễm trùng não rất nghiêm trọng. Người bệnh cần nhờ ngay sự trợ giúp y tế nếu xuất hiện các triệu chứng như vụng về, mất phối hợp, suy nhược, nhầm lẫn, khó tập trung, khó cử động cơ, thay đổi giọng nói, thay đổi thị lực,...
  • Người bệnh cần tìm ngay sự trợ giúp y tế nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng như ngất xỉu, rối loạn nhịp tim, chóng mặt nghiêm trọng, đau ngực lan lên hàm và cánh tay trái, phân đen, chất nôn trông giống như bã cà phê.
  • Thuốc Prograf có thể gây tăng huyết áp, người bệnh nên thường xuyên tự kiểm tra huyết áp và báo cho bác sĩ nếu chỉ số tăng cao. Bên cạnh đó, thuốc Prograf có thể gây ra bệnh tiểu đường. Hãy báo bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng của đường huyết trong máu tăng cao như rất khát, đi tiểu thường xuyên,...
  • Tuy rất hiếm gặp nhưng phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Prograf có thể gây đe dọa tính mạng người bệnh. Hãy ngay lập tức nhờ sự trợ giúp y tế nếu xuất hiện các triệu chứng của dị ứng nghiêm trọng với thuốc như phát ban, ngứa, sưng, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở.

Trên đây không phải danh sách tất cả tác dụng phụ của thuốc Prograf có thể xảy ra. Người bệnh hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu sau khi dùng thuốc Prograf, cơ thể xuất hiện các triệu chứng chưa được liệt kê ở trên.

Thuốc Prograf: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Chóng mặt là một trong những tác dụng phụ của thuốc Prograf

4. Các thận trọng khi dùng thuốc Prograf

 

Trước khi dùng thuốc Prograf, người bệnh cần báo bác sĩ nếu có một trong các tình trạng sau:

  • Dị ứng với Tacrolimus hoặc các thành phần khác của thuốc.
  • Có các tiền sử bệnh, đặc biệt là rối loạn điện giải, bệnh thận, ung thư, cao huyết áp, tiểu đường, mắc các bệnh nhiễm trùng trong thời gian gần đây,...

Tùy theo tình trạng cụ thể của người bệnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh đơn thuốc Prograf phù hợp hoặc chuyển sang sử dụng một loại thuốc khác.

Một số thận trọng khác khi sử dụng thuốc Prograf gồm:

  • Tacrolimus có thể gây ảnh hưởng đến nhịp tim như kéo dài QT gây nhịp tim nhanh, không đều,... Nguy cơ kéo dài QT sẽ tăng lên nếu người bệnh đang mắc các bệnh lý hoặc đang dùng các thuốc cũng gây kéo dài QT. Để ngăn ngừa nguy cơ ảnh hưởng nhịp tim, người bệnh cần báo với bác sĩ hoặc dược sĩ tất cả các thuốc đang sử dụng và tiền sử bệnh của bản thân và gia đình.
  • Thuốc Prograf có thể làm tăng nguy cơ ung thư da. Do đó, người bệnh sử dụng thuốc cần tăng cường bảo vệ da bằng cách hạn chế để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mặc quần áo bảo vệ khi ra ngoài trời, sử dụng kem chống nắng,...
  • Thuốc Prograf sẽ làm người bệnh tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng hoặc làm nặng hơn tình trạng nhiễm trùng hiện có. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, người bệnh cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, tránh tiếp xúc với những người đang mắc những bệnh nhiễm trùng có thể lây lan như thủy đậu, sởi, cúm,... Không tiêm chủng vắc-xin nếu chưa được sự đồng ý của bác sĩ, đồng thời tránh tiếp xúc với những người tiêm vắc-xin sống trong thời gian gần đây.
  • Thuốc Prograf có thể làm tăng nồng độ Kali trong máu. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng chất bổ sung kali.
  • Trước khi phẫu thuật hoặc thực hiện các thủ thuật nha khoa, người bệnh cần báo bác sĩ về việc đang sử dụng thuốc Prograf.

Một số đối tượng cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng thuốc Prograf:

  • Người cao tuổi: Người cao tuổi nhạy cảm hơn với tác dụng phụ của thuốc Prograf, đặc biệt là tác dụng phụ lên tim mạch.
  • Phụ nữ có thai: thuốc Prograf có thể được hấp thu qua da, phổi và gây hại thai nhi. Do đó phụ nữ đang mang thai hoặc có thể mang thai không nên điều trị bằng thuốc Prograf hoặc hít thở bụi từ thuốc.
  • Phụ nữ đang độ tuổi sinh đẻ: người bệnh không nên mang thai trong thời gian điều trị bằng thuốc Prograf. Cả bệnh nhân nam giới và nữ giới cần sử dụng biện pháp tránh thai an toàn trong thời gian điều trị bằng thuốc.
  • Phụ nữ cho con bú: hiện chưa rõ tác động của thuốc đối với trẻ bú mẹ. Người bệnh hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn cho con bú trong thời gian điều trị bằng thuốc Prograf.

5. Tương tác thuốc

Để ngăn ngừa nguy cơ tương tác giữa Prograf và các thuốc dùng đồng thời, người bệnh cần báo với bác sĩ tất cả các thuốc đang sử dụng. Không sử dụng, ngừng hoặc thay đổi liều lượng bất kỳ loại thuốc nào mà không được sự chấp thuận của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với Prograf gồm: thuốc kháng axit, cyclosporin, sirolimus, temsirolimus, ziprasidone, các loại thuốc có thể làm tăng mức độ kali trong máu (như thuốc lợi tiểu amiloride, spironolactone), các loại thuốc có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch (như natalizumab, rituximab).

Một số thuốc có thể ảnh hưởng đến việc đào thải Tacrolimus khỏi cơ thể làm ảnh hưởng đến hoạt động của thuốc gồm: Cimetidine, Danazol, Nefazodone, Ethinyl estradiol, Methylprednisolone, thuốc kháng nấm azole (như itraconazole, voriconazole), chất ức chế protease HIV và HCV ( như nelfinavir, ritonavir), một số loại thuốc chống động kinh (như phenobarbital, phenytoin),...

Thuốc Prograf: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Tương tác thuốc Prograf có thể xảy ra với một số thuốc khác

6. Một số lưu ý khác khi dùng thuốc Prograf

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Prograf, người bệnh cần kiểm tra huyết áp và thực hiện các xét nghiệm theo định kỳ (như xét nghiệm nồng độ kali, đường huyết, chức năng gan thận,...) để bác sĩ theo dõi sự tiến triển của bệnh và phát hiện sớm các tác dụng phụ của thuốc.

Người bệnh được cấy ghép nội tạng cần nhận biết các dấu hiệu của việc đào thải nội tạng như sốt, mệt mỏi, đau xung quanh cơ quan được cấy ghép,... Báo bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng trên.

Nếu quên dùng một liều thuốc Prograf, người bệnh hãy dùng thuốc ngay khi nhớ ra. Nếu đã gần đến thời điểm dùng liều thuốc tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc Prograf vào thời điểm như bình thường. Không được dùng thuốc Prograf gấp đôi liều để bù lại liều đã quên. Bảo quản thuốc Prograf ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng trực tiếp và độ ẩm cao, giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.

Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Prograf, người bệnh cần lưu ý và tham khảo kỹ ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng để thuốc phát huy được hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây