1

Thuốc Isocarboxazid: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Trầm cảm là bệnh lý xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ con người. Hiện nay y học đã tìm ra nhiều loại thuốc khác nhau giúp khôi sự cân bằng này và thuốc ức chế MAO là một trong những lựa chọn. Trong đó Isocarboxazid là một hoạt chất nổi bật của nhóm thuốc này.

1. Isocarboxazid có tác dụng gì?

Isocarboxazid là hoạt chất chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế monoamine oxidase. Vậy Isocarboxazid có tác dụng gì? Thuốc có tác dụng khôi phục sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh não bộ. Thuốc Isocarboxazid có thể cải thiện tâm trạng và cảm giác hạnh phúc của người bệnh. Thông thường, thuốc Isocarboxazid được sử dụng ở những bệnh nhân không đáp ứng điều trị với các loại thuốc khác.

2. Cách sử dụng thuốc Isocarboxazid

Đọc thông tin và hướng dẫn sử dụng thuốc Isocarboxazid do dược sĩ cung cấp trước khi bắt đầu sử dụng thuốc. Thuốc Isocarboxazid được sử dụng bằng đường uống, thường là 2-4 lần/ngày theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc Isocarboxazid có thể sử dụng trước hoặc sau ăn với liều lượng tùy thuộc vào mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe và đáp ứng với liệu pháp của người bệnh, thường sẽ không quá 60mg mỗi ngày.

Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ của thuốc Isocarboxazid, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân sử dụng thuốc Isocarboxazid với liều thấp, sau đó tăng dần liều theo đáp ứng điều trị. Khi tình trạng của người bệnh cải thiện, bác sĩ có thể giảm liều thuốc Isocarboxazid từ từ.

Người bệnh cần tuân thủ cẩn thận hướng dẫn của bác sĩ, không dùng thuốc Isocarboxazid nhiều hơn, ít hơn hoặc uống thường xuyên hơn so với quy định. Tình trạng bệnh sẽ không cải thiện nhanh hơn và nguy cơ mắc các tác dụng phụ của Isocarboxazid sẽ tăng lên.

Sử dụng thuốc Isocarboxazid đều đặn, liên tục để nhận được nhiều lợi ích nhất. Để giúp ghi nhớ, người bệnh hãy sử dụng thuốc Isocarboxazid vào cùng các thời điểm mỗi ngày. Isocarboxazid có thể cần đến vài tuần để mang lại hiệu quả đầy đủ, do đó không ngưng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Nếu đột ngột ngừng sử dụng thuốc Isocarboxazid, bệnh nhân có thể mắc hội chứng cai thuốc (biểu hiện bồn chồn, lú lẫn, ảo giác, nhức đầu, suy nhược và tiêu chảy). Để giúp ngăn ngừa tình trạng này, bác sĩ cần phải chỉ định giảm liều thuốc Isocarboxazid từ từ. Hội chứng cai thuốc dễ xảy ra hơn khi người bệnh đã sử dụng isocarboxazid kéo dài hoặc với liều lượng cao.

Thuốc Isocarboxazid: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Isocarboxazid chỉ phát huy tác dụng khi người bệnh tuân thủ chỉ định của bác sĩ

3. Phản ứng phụ của thuốc Isocarboxazid

Các tác dụng phụ hay gặp của thuốc Isocarboxazid như: chóng mặt, buồn ngủ, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, khó ngủ, táo bón và khô miệng. Nếu bất kỳ vấn đề nào của thuốc Isocarboxazid kéo dài hoặc nặng hơn, người bệnh cần nhanh chóng thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ.

Liên hệ với sĩ ngay lập tức nếu có các tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc Isocarboxazid sau đây:

  • Ngất xỉu;
  • Thay đổi tâm thần như kích động, lú lẫn;
  • Cứng cơ;
  • Thay đổi khả năng hoặc ham muốn tình dục;
  • Run;
  • Rùng mình;
  • Phù mắt cá chân, bàn chân;
  • Tăng cân bất thường;
  • Mắt sưng, đau, đỏ;
  • Thay đổi thị lực (nhìn đôi/nhìn mờ);
  • Dấu hiệu bệnh lý gan (như buồn nôn, nôn không ngừng, đau bụng, vàng mắt/da, nước tiểu sẫm màu);
  • Co giật.

Thuốc Isocarboxazid có thể gây ra cơn tăng huyết áp nghiêm trọng (thậm chí gây tử vong). Nhiều tương tác giữa thuốc Isocarboxazid và thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ này.

Ngừng dùng isocarboxazid cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu xảy ra bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào như: đau đầu thường xuyên/dữ dội, nhịp tim nhanh/chậm/không đều, hồi hộp đánh trống ngực, đau ngực, cứng hoặc đau cổ, buồn nôn/nôn ói dữ dội, đổ mồ hôi/da nổi bông (đôi khi kèm theo sốt), đồng tử dãn rộng, nhạy cảm đột ngột với ánh sáng (sợ ánh sáng).

Thuốc Isocarboxazid có thể làm tăng serotonin và gây ra hội chứng nhiễm độc serotonin (tình trạng rất nghiêm trọng). Nguy cơ sẽ tăng lên nếu người bệnh cũng đang dùng các loại thuốc khác làm tăng serotonin, vì vậy hãy nói với bác sĩ hoặc dược sĩ về tất cả các loại thuốc đang sử dụng. Nhận trợ giúp y tế ngay lập tức nếu xuất hiện một số triệu chứng sau: tim đập nhanh, ảo giác, mất phối hợp, chóng mặt nghiêm trọng, buồn nôn/nôn ói/tiêu chảy nghiêm trọng, co giật cơ, sốt không rõ nguyên nhân, kích động/bồn chồn bất thường.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Isocarboxazid

Khi được chỉ định sử dụng thuốc isocarboxazid, người bệnh hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết về tiền căn dị ứng thuốc và tất cả tình trạng dị ứng khác.

Tất cả tiền sử bệnh lý của người bệnh cần được khai thác trước khi sử dụng thuốc Isocarboxazid và đặc biệt chú ý đến:

  • U tuyến thượng thận pheochromocytoma;
  • Bệnh mạch máu não (ví dụ: đột quỵ);
  • Huyết áp cao;
  • Tiền sử đau đầu dữ dội/thường xuyên;
  • Các vấn đề về gan;
  • Tiền sử cá nhân và gia đình mắc các rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực;
  • Bệnh tim như suy tim, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành;
  • Bệnh thận;
  • Một số bệnh hệ thần kinh (hội chứng Parkinson, động kinh);
  • Cường giáp;
  • Tiền sử cá nhân và gia đình mắc bệnh tăng nhãn áp (loại đóng góc).

Nếu người bệnh bị bệnh tim, thuốc Isocarboxazid có thể làm lu mờ dấu hiệu của cơn đau thắt ngực. Do đó, tránh tập thể dục gắng sức trong khi dùng thuốc này.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Isocarboxazid ở người cao tuổi vì họ có thể nhạy cảm hơn với tác dụng của thuốc, đặc biệt là ảnh hưởng đến huyết áp.

Nếu người bệnh bị tiểu đường, isocarboxazid có thể làm giảm lượng đường trong máu của bệnh nhân. Do đó, người bệnh cần kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn và chia sẻ kết quả với bác sĩ. Cho bác sĩ biết ngay khi xuất hiện các triệu chứng hạ đường huyết như: đột ngột đổ mồ hôi, run rẩy, tim đập nhanh, đói, mờ mắt, chóng mặt hoặc ngứa ran bàn tay, chân. Khi đó bác sĩ có thể cần điều chỉnh thuốc điều trị tiểu đường, điều chỉnh chương trình tập thể dục hoặc thay đổi chế độ ăn uống của bệnh nhân.

Thuốc Isocarboxazid chỉ nên sử dụng khi thật cần thiết trong thời kỳ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, các vấn đề tâm thần khi không được điều trị có thể gây ra một tình trạng nghiêm trọng, do đó đừng ngừng dùng thuốc Isocarboxazid trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

Nếu bệnh nhân đang có kế hoạch mang thai, đang mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, người bệnh cần thảo luận ngay với bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của việc sử dụng thuốc Isocarboxazid trong thai kỳ.

Thuốc Isocarboxazid: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Người bị bệnh cao huyết áp nên thận trọng khi uống thuốc Isocarboxazid

5. Tương tác của thuốc Isocarboxazid

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Isocarboxazid hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Tài liệu này không chứa tất cả các tương tác thuốc có thể xảy ra với thuốc Isocarboxazid. Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Isocarboxazid bao gồm:

  • Thuốc chống trầm cảm (maprotiline, mirtazapine, nefazodone, TCA như amitriptyline/nortriptyline);
  • Thuốc ức chế sự thèm ăn (như diethylpropion);
  • Thuốc trị rối loạn thiếu tập trung (atomoxetine, methylphenidate);
  • Apraclonidine;
  • Bupropion;
  • Buspirone;
  • Carbamazepine;
  • Cyclobenzaprine;
  • Dextromethorphan;
  • Một số loại thuốc gây huyết áp cao (như guanethidine, methyldopa, thuốc chẹn beta như atenolol, clonidin, alkaloids rauwolfia);
  • Thuốc ức chế MAO (linezolid, moclobemide, phenelzine, procarbazin, rasagiline, safinamide, selegilin, tranylcypromine);
  • Metoclopramid;
  • Thuốc opioid (fentanyl, methadone, tapentadol);
  • Một số loại thuốc điều trị Parkinson (entacapone, levodopa, tolcapone);
  • Một số chất kích thích (amphetamine, cocaine, dopamine, epinephrine, phenylalanine);
  • Tetrabenazine;
  • Thuốc trị đau nửa đầu nhóm "triptan" (như sumatriptan, rizatriptan);
  • Tramadol;
  • Tyrosine;
  • Tryptophan;
  • Valbenazine.

Nguy cơ mắc hội chứng serotonin sẽ tăng lên nếu bệnh nhân đang dùng các loại thuốc làm tăng serotonin bao gồm một số loại thuốc chống trầm cảm (SSRs như fluoxetine/paroxetine, SNRIs như duloxetine/venlafaxine), meperidine... Nguy cơ mắc hội chứng serotonin có thể cao hơn khi người bệnh bắt đầu hoặc tăng liều các loại thuốc này.

Đặc biệt cần báo với bác sĩ nếu người bệnh sử dụng fluoxetine trong ít nhất 5 tuần trước khi bắt đầu dùng isocarboxazid và thảo luận về khoảng thời gian chờ đợi giữa việc bắt đầu hoặc ngừng bất kỳ loại thuốc nào khi dùng thuốc Isocarboxazid.

Cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bệnh nhân đang dùng các sản phẩm khác gây buồn ngủ đồng thời với thuốc Isocarboxazid như: thuốc giảm đau opioid hoặc thuốc giảm ho (như codeine, hydrocodone), rượu, thuốc ngủ hoặc thuốc giảm lo lắng (alprazolam, lorazepam, zolpidem), thuốc giãn cơ hoặc thuốc kháng histamin (như cetirizine, diphenhydramine). Tránh uống một lượng lớn đồ uống có chứa caffeine (cà phê, trà, cola) hoặc ăn một lượng lớn sôcôla do caffeine có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc Isocarboxazid.

Điều rất quan trọng khi dùng thuốc Isocarboxazid là người bệnh phải tuân theo các chế độ ăn kiêng đặc biệt để hạn chế lượng tyramine trong chế độ ăn uống của bệnh nhân. Nên tránh thực phẩm và đồ uống có nhiều tyramine trong khi dùng Tránh uống một lượng lớn đồ uống có chứa caffeine (cà phê, trà, cola) hoặc ăn một lượng lớn sôcôla do caffeine có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc Isocarboxazid và ít nhất 2 tuần sau khi ngừng sử dụng thuốc này.

Thực phẩm giàu tyramine bao gồm: phomai lâu năm, thịt ủ, thịt sấy khô, thịt lên men, thịt và cá ướp muối, thịt hun khói, thịt ngâm chua, xúc xích, giăm bông, gan bò hoặc gà đã bảo quản lạnh và không còn tươi mới. Ngoài ra, còn có đậu fava, đậu xanh Ý, kim chi (bắp cải lên men Hàn Quốc), cùi cam, trái cây quá chín hoặc trái cây hư hỏng, súp đóng gói, rượu vang đỏ, vỏ đậu tuyết, nước tương, đậu nành, tương miso, đậu phụ, rượu bia, rượu vermouth.

Thực phẩm có hàm lượng tyramine từ trung bình đến thấp gồm: bơ, chuối, bia đóng chai và bia lon, sôcôla, cà phê, cola, các sản phẩm từ sữa (như bơ sữa, sữa chua, kem chua), rượu mạnh, cà tím, sung đóng hộp, trứng cá, đậu xanh, pate, đậu phộng, rượu vang, nho khô, mâm xôi, mận đỏ, rau bina, cà chua, rượu trắng...

Báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay khi nhận thấy các triệu chứng huyết áp cao như: tim đập nhanh hoặc chậm, nôn mửa, đổ mồ hôi, đau đầu, đau ngực, thay đổi thị lực một cách đột ngột, suy nhược một bên cơ thể hoặc nói khó.

Liên hệ với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe (như: bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia dinh dưỡng) để biết thêm thông tin, bao gồm các khuyến nghị cho chế độ ăn uống trong quá trình sử dụng thuốc Isocarboxazid. Các xét nghiệm như: huyết áp, chức năng gan... nên được thực hiện định kỳ để theo dõi sự tiến triển của bệnh hoặc kiểm tra các tác dụng phụ của thuốc Isocarboxazid.

Nếu bỏ lỡ một liều thuốc Isocarboxazid, người bệnh hãy dùng thuốc ngay khi nhớ ra, trừ trường hợp liều kế tiếp sẽ đến trong vòng 2 giờ, khi đó hãy bỏ qua liều đã quên và dùng thuốc Isocarboxazid vào thời điểm bình thường, không gấp đôi liều. Bảo quản thuốc Isocarboxazid trong điều kiện nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng và hơi ẩm, tránh xa trẻ em và vật nuôi. Không xả thuốc Isocarboxazid xuống bồn cầu hoặc đổ vào cống trừ, vứt bỏ thuốc một cách thích hợp khi đã hết hạn hoặc không còn cần thiết.

Isocarboxazid là hoạt chất chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế monoamine oxidase. Thuốc có tác dụng khôi phục sự cân bằng các chất dẫn truyền thần kinh não bộ. Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần dùng thuốc theo đơn hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn.

webmd.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây