1

Thuốc Glycopyrrolate: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Glycopyrrolate được sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng. Việc sử dụng thuốc Glycopyrrolate đúng cách sẽ đảm bảo hiệu quả điều trị cho người dùng. Do đó, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ.

1. Thuốc Glycopyrrolate có tác dụng gì?

Thuốc kê đơn Glycopyrrolate có thành phần chính là glycopyrrolate, thuộc nhóm kháng cholinergic, hoạt động bằng cách giảm lượng axit trong dạ dày, làm chậm nhu động ruột.

Hiện nay, thuốc Glycopyrrolate được sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

2. Sử dụng thuốc Glycopyrrolate đúng cách như thế nào?

Việc sử dụng thuốc Glycopyrrolate đúng cách sẽ giúp tăng hấp thu hoạt chất có trong thuốc và phát huy tác dụng tối đa, đảm bảo hiệu quả điều trị cho người sử dụng. Người bệnh cần dùng thuốc Glycopyrrolate đúng cách như sau:

  • Thuốc Glycopyrrolate được sử dụng bằng đường uống, thường là 2 đến 3 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Liều lượng thuốc Glycopyrrolate có thể được bác sĩ điều chỉnh, thay đổi, hướng dẫn dựa trên tình trạng sức khỏe, độ tuổi, giới tính và đáp ứng điều trị của mỗi bệnh nhân. Người bệnh không nên tự ý tăng liều sử dụng hay dùng thuốc Glycopyrrolate thường xuyên hoặc lâu hơn so với chỉ dẫn. Nhà sản xuất khuyến cáo rằng, người lớn không nên dùng quá 8 miligam glycopyrrolate/ 1 ngày.
  • Nếu sử dụng thuốc Glycopyrrolate dạng viên nén/nang giải phóng kéo dài, bạn nên nuốt toàn bộ viên thuốc, không được nghiền nát, nhai hoặc chia nhỏ viên thuốc, trừ khi được bác sĩ hướng dẫn và chỉ định.

3. Thuốc Glycopyrrolate có những tác dụng phụ nào?

Bên cạnh tác dụng điều trị, sử dụng thuốc Glycopyrrolate có thể dẫn tới những tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Glycopyrrolate bao gồm: Buồn ngủ, chóng mặt, suy nhược, mờ mắt, khô mắt, khô miệng, táo bón hoặc chướng bụng.

Đặc biệt, hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn dùng thuốc Glycopyrrolate gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào sau đây:

  • Đau, sưng, đỏ mắt hay thay đổi thị lực.
  • Phản ứng dị ứng được xếp vào mức nghiêm trọng của thuốc Glycopyrrolate rất hiếm xảy ra, các triệu chứng bao gồm: Phát ban da; sưng hoặc ngứa ở mặt, lưỡi, cổ họng; chóng mặt, cảm giác khó thở.

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate. Do đó, khi dùng thuốc Glycopyrrolate, nếu bạn nhận thấy các tác dụng phụ khác không được liệt kê ở trên hoặc có bất kỳ tác dụng phụ nào trầm trọng, kéo dài, trở nên tồi tệ hơn thì hãy ngừng thuốc và đến gặp bác sĩ để được kịp thời xử trí.

Thuốc Glycopyrrolate: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Glycopyrrolate được sử dụng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.

4. Các tương tác thuốc nào có thể xảy ra khi dùng thuốc Glycopyrrolate?

Tương tác giữa thuốc Glycopyrrolate và các thuốc khác khi sử dụng đồng thời hoặc trong một thời gian gần nhau có thể ảnh hưởng hiệu quả điều trị, thậm chí làm tăng nguy cơ gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng của mỗi thuốc.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc Glycopyrrolate như: Thuốc kháng cholinergic (atropine, scopolamine); thuốc chống co thắt (clidinium, dicyclomine, propantheline, alkaloids belladonna); một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh Parkinson; một số loại thuốc điều trị nhịp tim không đều (disopyramide, quinidine); chất ức chế MAO (socarboxazid, linezolid, xanh methylen, moclobemide, phenelzine, procarbazine, rasagiline, safinamide, selegiline, tranylcypromine); phenothiazine (chlorpromazine) và thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline).

Các sản phẩm làm chậm hấp thu thuốc Glycopyrrolate bao gồm: Một số loại thuốc chống nấm azole (ketoconazole, itraconazole); các dạng tan chậm của digoxin. Do đó, nếu bạn đang dùng ketoconazole hoặc itraconazole thì hãy uống ít nhất 2 giờ trước khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate.

Ngoài ra, để hạn chế tình trạng tương tác thuốc có thể xảy ra, trước khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate hãy cho bác sĩ biết tất cả các sản phẩm khác mà bạn đang sử dụng.

5. Một số lưu ý khác khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate là gì?

Khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate, người bệnh cần lưu ý như sau:

  • Trước khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate, hãy cho bác sĩ biết tiền sử dị ứng với các thuốc khác cùng nhóm; tiền sử mắc bệnh tăng nhãn áp, tuyến tiền liệt mở rộng, đường tiết niệu, vấn đề đường ruột như thay đổi nhu động ruột, tuyến giáp hoạt động quá mức, tim có vấn đề, huyết áp cao, ợ nóng, một số vấn đề về hệ thần kinh, bệnh nhược cơ, các vấn đề về gan và thận. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn, giúp bạn lựa chọn loại thuốc thích hợp hoặc đưa ra hướng dẫn để phòng ngừa những tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.
  • Thuốc Glycopyrrolate có thể gây táo báo, do đó bạn hãy ăn đủ chất xơ, uống đủ nước và tập thể dục hàng ngày trong khi sử dụng thuốc Glycopyrrolate. Bạn cũng có thể dùng thuốc nhuận tràng nếu các phương pháp trên không hiệu quả.
  • Để giảm cảm giác khô miệng do thuốc Glycopyrrolate gây ra, hãy ngậm kẹo cứng không đường, đá bào, uống nước hoặc sử dụng chất thay thế nước bọt.
  • Nếu lạm dụng thuốc Glycopyrrolate có thể dẫn tới quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng như ngất xỉu và khó thở. Do đó, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức.
  • Nếu bạn đã bỏ lỡ một liều thuốc Glycopyrrolate, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra nếu chưa tới thời điểm của liều tiếp theo. Ngược lại, nếu tới thời điểm sử dụng liều thuốc Glycopyrrolate kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo 1 cách bình thường.
  • Để thuốc Glycopyrrolate không bị biến chất dẫn tới suy giảm chất lượng, mất tác dụng điều trị và an toàn cần có, bạn cần bảo quản thuốc trong điều kiện như chỉ dẫn.

Tóm lại, để đảm bảo an toàn và tránh được các tác dụng phụ của thuốc Glycopyrrolate, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Trong trường hợp sử dụng thuốc Glycopyrrolate không thấy hiệu quả, người bệnh nên đến cơ y tế để thăm khám, điều trị.

Webmd.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây