1

Thuốc Glyburide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Không ít người mắc bệnh đái tháo đường, đặc biệt là đái tháo đường type 2 ở nước ta và trên thế giới. Trong nhiều thuốc điều trị bệnh lý đái tháo đường hiện nay, thuốc Glyburide được biết đến là một sản phẩm được nhiều người dùng lựa chọn và được các bác sĩ khuyên sử dụng. Để việc dùng thuốc Glyburide an toàn và hiệu quả, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thuốc Glyburide có tác dụng gì và những lưu ý khi sử dụng thuốc Glyburide.

1. Thuốc Glyburide là thuốc gì?

Thành phần chính của thuốc Glyburide là glyburide, thuộc nhóm thuốc sulfonylureas, hoạt động bằng cách giải phóng insulin tự nhiên trong cơ thể, từ đó có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu. Thuốc Glyburide là một thuốc được sử dụng cùng với một chế độ ăn uống và tập luyện để kiểm soát lượng đường trong máu cao ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.

Lượng đường huyết trong máu được kiểm soát tốt sẽ giúp ngăn ngừa tổn thương thận, mù lòa, các vấn đề về thần kinh, tay, chân và các vấn đề về chức năng tình dục, đồng thời có thể làm giảm nguy cơ đau tim hoặc đột quỵ.

2. Sử dụng thuốc Glyburide đúng cách như thế nào?

Việc sử dụng đúng cách sẽ tăng khả năng hấp thu hoạt chất trong thuốc thuốc Glyburide, từ đó phát huy tác dụng hiệu quả điều trị cho người sử dụng. Do đó, người bệnh cần quan tâm những lưu ý sau đây khi sử dụng thuốc Glyburide:

  • Thuốc Glyburide được sử dụng bằng đường uống.
  • Thời điểm sử dụng thuốc Glyburide tốt nhất là gần với bữa ăn sáng hoặc ăn trưa, liều thường dùng là mỗi ngày một lần. Một số bệnh nhân có thể sử dụng liều cao hơn với tần suất hai lần mỗi ngày.
  • Để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ, bác sĩ có thể hướng dẫn bắt đầu dùng thuốc này với liều lượng thấp và tăng dần liều lượng cho bệnh nhân.
  • Nếu người bệnh đang dùng một loại thuốc tiểu đường khác (như chlorpropamide), hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ một cách cẩn thận để ngừng thuốc cũ và bắt đầu dùng thuốc glyburide.
  • Nếu bệnh nhân cũng đang dùng colesevelam (một loại thuốc làm giảm cholesterol trong máu), hãy dùng glyburide ít nhất 4 giờ trước khi dùng colesevelam.
Thuốc Glyburide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Glyburide cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn

3. Thuốc Glyburide có những tác dụng phụ nào?

Bên cạnh tác dụng điều trị, sử dụng thuốc Glyburide có thể dẫn tới những tác dụng không mong muốn. Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc Glyburide bao gồm: buồn nôn, ợ chua, đầy bụng, tăng cân, tăng nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

Hãy cho bác sĩ biết ngay lập tức nếu trong khi dùng thuốc Glyburide bạn gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào bao gồm: Dấu hiệu bệnh nhiễm trùng (như đau họng dai dẳng, sốt), dễ chảy máu/ bầm tím, đau dạ dày, vàng da, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, mệt mỏi/ suy nhược bất thường, tăng cân đột ngột , thay đổi tâm trạng, sưng bàn tay hoặc bàn chân, co giật.

Thuốc Glyburide có thể gây ra lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết). Điều này có thể xảy ra nếu người bệnh không tiêu thụ đủ calo từ thức ăn hoặc nếu tập thể dục với cường độ nặng bất thường. Một số dấu hiệu của hiện tượng tụt đường huyết trong máu thấp bao gồm: đổ mồ hôi đột ngột, run rẩy, tim đập nhanh, đói, mờ mắt, chóng mặt, ngứa ran bàn tay/ bàn chân. Có thể xử lý bằng cách mang theo viên nén hoặc gel glucose để điều trị lượng đường trong máu thấp. Hoặc hãy nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu bằng cách ăn một nguồn đường nhanh như đường ăn, mật ong, hoặc kẹo, hoặc uống nước trái cây. Để giúp ngăn ngừa lượng đường huyết thấp, hãy ăn các bữa ăn theo lịch trình đều đặn và không nên bỏ bữa. Kiểm tra với bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm hiểu những gì nên làm nếu người bệnh bỏ lỡ một bữa ăn.

Các dấu hiệu quả việc tăng đường huyết bao gồm: khát nước, đi tiểu nhiều, lú lẫn, buồn ngủ, đỏ bừng, thở nhanh và hơi thở có mùi trái cây. Nếu các triệu chứng này xảy ra, hãy thông báo với bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức để biết được cách xử lý kịp thời, chính xác, an toàn.

Phản ứng dị ứng được xếp vào mức nghiêm trọng của thuốc Glyburide rất hiếm xảy ra với các triệu chứng bao gồm: phát ban, ngứa sưng mặt, ngứa và/hoặc sưng lưỡi, cổ họng, chóng mặt, cảm giác khó thở.

Đây không phải là tất cả các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc Glyburide. Trong khi dùng thuốc Glyburide, nếu bạn nhận thấy các tác dụng không mong muốn khác không được liệt kê ở trên hoặc nếu bất kỳ tác dụng phụ nào trầm trọng, kéo dài hoặc trở nên tồi tệ hơn, đừng chủ quan, hãy ngừng thuốc Glyburide và đến gặp bác sĩ hoặc dược sĩ để được kịp thời xử trí và có phương hướng thay đổi thuốc nếu cần.

Trước khi sử dụng thuốc Glyburide, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử dị ứng với glyburide hoặc các thuốc khác cùng nhóm, tiền sử mắc phải bệnh gan , bệnh thận, bệnh tuyến giáp, các tình trạng nội tiết tố nhất định (suy tuyến thượng thận / tuyến yên, hội chứng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp - SIADH), mất cân bằng điện giải (hạ natri máu), một vấn đề hệ thống thần kinh. Do đó, bác sĩ hoặc dược sĩ sẽ có cơ sở rõ ràng để đưa ra những khuyến cáo, giúp lựa chọn loại thuốc thích hợp với mỗi người bệnh, hoặc đưa ra hướng dẫn ngăn những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.

Trong thời kỳ mang thai, thuốc Glyburide này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Mang thai có thể khiến bệnh tiểu đường trở nên trầm trọng hơn. Trao đổi với bác sĩ để quản lý lượng đường trong máu của bạn khi mang thai. Bác sĩ có thể cho người bệnh dùng insulin thay cho thuốc Glyburide này trong thời kỳ mang thai. Nếu sử dụng thuốc glyburide, nó có thể được chuyển sang insulin ít nhất 2 tuần trước ngày dự sinh vì glyburide có nguy cơ gây ra lượng đường trong máu thấp ở trẻ sơ sinh của người bệnh.

Chưa có nghiên cứu chứng minh thuốc Glyburide đi vào sữa mẹ. Tuy nhiên, đã có những bằng chứng các loại thuốc tương tự đi vào sữa mẹ. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú để có những tư vấn chính xác nhất.

Thuốc Glyburide: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Glyburide có thể gây ra tình trạng khó thở cho người dùng

4. Các tương tác thuốc nào có thể xảy ra khi dùng thuốc Glyburide?

Tương tác giữa thuốc Glyburide và các thuốc khác khi sử dụng đồng thời hoặc trong một thời gian gần nhau thay đổi hiệu quả của nhau hay có thể dẫn đến làm tăng khả năng gặp các tác dụng không mong muốn của mỗi thuốc. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc Glyburide, hãy cho bác sĩ biết tất cả các thuốc và sản phẩm khác bạn đang sử dụng.

Nhiều loại thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bệnh nhân, khiến khó kiểm soát lượng đường huyết hơn. Trước khi bạn bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào, hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ về cách thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Hãy cho bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có các triệu chứng của lượng đường trong máu cao hoặc thấp để có phương án điều trị tốt nhất.

5. Một số lưu ý khác khi sử dụng thuốc Glyburide là gì?

Nếu lạm dụng thuốc Glyburide có thể dẫn tới quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí ngất đi hoặc khó thở.

Tìm hiểu các dấu hiệu, triệu chứng của việc tăng đường huyết và giảm đường huyết, cách điều trị lượng đường trong máu thấp. Do nồng độ đường trong máu thường xuyên theo chỉ dẫn.

Nếu bạn đã bỏ lỡ một liều thuốc thuốc Glyburide, hãy sử dụng ngay khi nhớ ra nếu chưa tới thời điểm của liều tiếp theo. Ngược lại, nếu tới thời điểm sử dụng liều thuốc Glyburide kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều tiếp theo một cách bình thường.

Để thuốc Glyburide không bị biến chất dẫn tới suy giảm chất lượng và có thể mất tác dụng điều trị và an toàn cần có, bạn cần bảo quản thuốc trong điều kiện như chỉ dẫn.

Để đảm bảo an toàn và tránh được các tác dụng phụ của thuốc Glyburide, người bệnh nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ tư vấn. Trong trường hợp sử dụng thuốc Glyburide không thấy hiệu quả, người bệnh đến các cơ y tế để thăm khám, điều trị.

webmd.com

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây