1

Thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày - thực quản - Bệnh viện 108

Triệu chứng:

  • Cảm giác nóng bỏng sau xương ức giữa ngực, hay xảy ra sau bữa ăn hoặc lúc cúi mình về phía trước, hoặc lúc nằm ngửa; đau nóng rát khu trú ở bụng trên...
  • Ban đêm bị đau, khó chịu, nếu ngồi dậy hoặc nâng cao đầu thì đỡ. Giảm triệu chứng khi uống các thuốc chống acid.
  • Ợ chua cũng là một triệu chứng đặc trưng của bệnh TNTQ.
  • Các biểu hiện về tai mũi họng: họng mất cảm giác; cảm giác nuốt nghẹn như có dị vật, hoặc vướng, sau xương ức hay sau yết hầu; viêm họng hay tái phát; khản tiếng, sáng dậy khản đặc rồi hết nhanh...
  • Các biểu hiện ở phổi: khó thở ban đêm do hít phải dịch vị acid vào phế quản ít gặp, nhưng nặng. Có khi có cơn như hen suyễn.
  • Đau ngực: Đau thường sau bữa ăn hoặc ban đêm; đau kéo dài nhiều giờ, sau xương ức, không lan sang bên. 
  • Triệu chứng ít gặp hơn là ợ từng đợt, nấc, thiếu máu nhược sắc do viêm thực quản chảy máu rỉ rả...

Điều trị:

Điều trị nội khoa

  • Dùng các thuốc ức chế bơm proton (PPI)
  • Omeprazole viên 20mg,
  • Lansoprazole là thuốc ức chế bơm proton thế hệ thứ hai,
  • Pantoprazole là thuốc được dung nạp tốt giúp liền sẹo nhanh, ít tác dụng phụ.
  • Rabeprazole có tác dụng ức chế tiết acid mạnh hơn omeprazole
  • Esomeprazole có tác dụng ức chế tiết acid kéo dài nhờ trong công thức có đồng phân quang học S không bị chuyển hóa bởi hệ men cytochrom P450 trong gan. T
  • Trường hợp có nhiễm Helicobacter pylori (HP): Có thể diệt HP với phác đồ 3 thuốc ngắn ngày, sau đó tiếp tục điều trị với thuốc ức chế bơm proton dài ngày, tùy sự đáp ứng của người bệnh.

Điều trị ngoại khoa

  • Những trường hợp điều trị nội khoa không kết quả, có thể xét điều trị phẫu thuật, làm một cái van dạ dày ở quanh phần thực quản thấp.
  • Hiện nhiều nhà phẫu thuật ưa dùng phương pháp “Nissen mềm” qua soi ổ bụng.
  • Kết quả cũng tương tự như phẫu thuật mở, đạt hiệu quả chống trào ngược 80 - 90%.
  • Song phẫu thuật cũng có nguy cơ tử vong và cũng có tới 30% số người sau mổ có triệu chứng nặng nề như chướng hơi, nuốt khó, không ợ được.

Thay đổi lối sống

  • Bệnh nhân cần thay đổi tư thế nằm (gối đầu cao khoảng 15cm hoặc kê vai cao 25cm); tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn và trong khoảng 3 giờ
  • Giảm chênh lệch áp lực bụng - thực quản bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá no, không mặc quần áo chật, tránh béo phì
  • Ăn giảm chất béo, tránh ăn sôcôla, tỏi, mỡ, rượu, bia, gia vị cay, cà ri.
  • Đồ uống có pH thấp như rượu vang đỏ có thể làm tăng triệu chứng, thuốc lá làm năng thêm trào ngược và có nguy cơ gây ung thư.
  • Không nên uống các thuốc làm giảm áp lực cơ thắt dưới như: theophylline, thuốc chẹn bêta, chẹn alpha, ức chế calci, các dẫn chất nitré, các thuốc chống tiết cholin, chống parkinson, thuốc an thần.
  • Tránh dùng aspirin, các thuốc giảm đau không steroid khác vì thường làm nặng thêm viêm thực quản.

Nguồn: Bệnh viện 108

Tổng số điểm của bài viết là: 11 trong 3 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Video có thể bạn quan tâm
HIỂU ĐÚNG VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC HIỂU ĐÚNG VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC 04:43
HIỂU ĐÚNG VỀ TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY THỰC QUẢN ĐỂ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHANH CHÓNG, CHÍNH XÁC
Tại Việt Nam, số người mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản lên tới 25 -...
 3 năm trước
 607 Lượt xem
Tin liên quan
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản
Phân biệt chứng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản

Nhiều người cho rằng ợ nóng, trào ngược axit và trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là cùng một vấn đề nhưng thực tế chúng không hoàn toàn giống nhau.

Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày thực quản
Ung thư thực quản và trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản sẽ làm tăng nguy cơ bị ung thư thực quản.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây