1

Thuốc chống nhiễm khuẩn Tetracycline: Dạng thuốc và hàm lượng

Tetracycline là một loại kháng sinh quen thuộc dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng khác nhau. Theo nguyên tắc, trước khi sử dụng cần hiểu rõ về loại thuốc này để dùng cho đúng cách, không lạm dụng.

1. Tetracycline là thuốc gì và công dụng ra sao?

Tetracycline là thuốc kháng sinh phổ biến được sử dụng rộng rãi, có tác dụng kìm hãm sự phát triển hoặc tiêu diệt các vi khuẩn bởi sự ức chế quá trình tổng hợp protein của vi khuẩn.

Thuốc Tetracycline hoạt động bằng cách khi xâm nhập vào vi khuẩn, thuốc sẽ gắn vào ribosom của vi khuẩn và ức chế chức năng hoạt động của chúng. Khi đó thuốc Tetracycline sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp protein khiến vi khuẩn không thể sinh sôi và phát triển được. Hiện nay có nhiều loại thuốc kháng sinh khác nhau, tuy nhiên Tetracycline vẫn là loại thuốc kháng khuẩn được chỉ định trong điều trị các bệnh:

  • Nhiễm khuẩn do Chlamydia: Viêm phế quản hoặc viêm xoang, bệnh mắt hột, viêm niệu đạo không đặc hiệu...
  • Nhiễm khuẩn do Rickettsia, bệnh dịch hạch, dịch tả, trứng cá....
  • Nhiễm khuẩn do Mycoplasma: Bệnh nhiễm khuẩn sinh dục, viêm phổi,...
  • Khuẩn tả Vibrio cholerae gây ra bệnh tiêu chảy cấp tính
  • Tiêu diệt các bệnh do loại xoắn khuẩn như Leptospira,Treponema gây ra

Thuốc Tetracycline còn được sử dụng để điều trị mụn trứng cá, viêm kết mạc do nhiễm trùng, có thể kết hợp với các loại thuốc khác trong điều trị viêm loét dạ dày.

Thuốc kháng khuẩn Tetracycline chỉ sử dụng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vì vậy không có hiệu quả đối với các bệnh do nhiễm trùng từ virus (như bệnh cảm, cúm thông thường).

2. Dạng thuốc, hàm lượng của thuốc Tetracycline

Hiện nay trên thị trường, Tetracycline có các dạng thể được bào chế với liều lượng: Viên nén, hàm lượng 250mg hoặc 500mg. Thuốc mỡ Tetracycline dùng tra mắt với hàm lượng Tetracycline 1%.

Thuốc chống nhiễm khuẩn Tetracycline: Dạng thuốc và hàm lượng
Thuốc chống nhiễm khuẩn Tetracycline cũng được bào chế dưới dạng thuốc mỡ bôi da

3. Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc Tetracycline

Khi sử dụng thuốc kháng khuẩn Tetracycline, có thể xuất hiện 1 số các tác dụng phụ ngoài ý muốn như:

  • Làm kích ứng niêm mạc dạ dày gây ra triệu chứng: Nóng bụng, cảm giác buồn nôn, nôn,...
  • Giảm nhu động: đầy bụng, chán ăn, có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cơ hội ở đường tiêu hóa
  • Tiêu chảy
  • Sốt, ớn lạnh
  • Ngứa, tiết dịch âm đạo
  • Lưỡi bị sưng

1 số trường hợp dùng thuốc mỡ Tetracycline thấy có phản ứng vùng da bôi thuốc nhạy cảm với ánh sáng biểu hiện bằng bỏng nắng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

4. Liều dùng thuốc Tetracycline trong điều trị

  • Liều dùng thuốc kháng khuẩn Tetracycline cho trẻ em

Cho điều trị bằng thuốc Tetracycline ở trẻ em trên 8 tuổi, liều lượng thuốc được dựa trên cân nặng. Trẻ em trên 8 tuổi: cho uống từ 25 đến 50 mg/kg mỗi ngày, chia ra 1 ngày uống 4 bằng nhau.

  • Liều dùng thuốc kháng khuẩn Tetracycline cho người lớn

Chỉ định điều trị bằng thuốc kháng khuẩn Tetracycline dùng cho người lớn liều lượng tùy thuộc vào mục đích điều trị các bệnh lý nhất định:

  • Mụn trứng cá: Uống 500 mg, hai lần một ngày. Sử dụng trong vòng 2 tuần hoặc lâu hơn 2 tuần, tùy vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Bệnh viêm phế quản: Uống 500 mg cách nhau 6 giờ 1 lần trong 1 ngày. Uống trong vòng từ 7 đến 10 ngày, dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Bệnh Brucella: Uống 500 mg, uống 4 lần một ngày. Sử dụng thuốc trong vòng 3 tuần
  • Bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia: Bệnh nhiễm khuẩn ở niệu đạo, cổ tử cung, hoặc ở trực tràng không có biến chứng: Uống 500 mg, uống thuốc 4 lần một ngày, sử dụng trong vòng ít nhất 7 ngày. Người quan hệ tình dục với bệnh nhân cũng cần được kiểm tra/điều trị.
  • Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori: Uống 500 mg sau mỗi 6 giờ trong vòng 14 ngày kèm chung với bismuth, metronidazole, và một loại thuốc kháng H2.
  • Bệnh Lyme, chứng viêm khớp: Uống 500 mg sau mỗi 6 giờ 1 lần. Uống trong vòng từ 14 đến 30 ngày, dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.
  • Bệnh Lyme chứng viêm tim: Uống 500 mg, 6 giờ uống 1 lần. thực hiện trong vòng từ 14 đến 30 ngày, dựa vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.

Thuốc kháng khuẩn Tetracycline được hấp thu tốt nhất qua đường tiêu hóa. Tác dụng của thuốc sẽ giảm đi nếu uống thuốc cùng với sữa hoặc với thức ăn. Vì vậy, bác sĩ sẽ thường chỉ định cho uống thuốc vào lúc đói (trước khi ăn 30 phút hoặc sau khi ăn 1-2 giờ) để thuốc hấp thu vào cơ thể tốt hơn, hiệu quả sẽ cao hơn.

Thuốc chống nhiễm khuẩn Tetracycline: Dạng thuốc và hàm lượng
Tùy theo từng đối tượng mà sử dụng liều lượng thuốc có sự khác nhau

5. Lưu ý khi dùng thuốc kháng khuẩn Tetracycline

Thuốc kháng khuẩn Tetracycline khi kết hợp với canxi và tạo phức hợp sẽ làm hỏng men răng, khiến răng chuyển màu vàng, xám vĩnh viễn, ảnh hưởng xấu tới sự phát triển xương ở trẻ em. Không dùng thuốc Tetracycline cho phụ nữ đang mang thai ở giai đoạn cuối thai kỳ, vì sẽ làm ngăn chặn sự phát triển xương của trẻ.

Thuốc Tetracycline có thể làm tăng áp lực nội sọ, có thể gây tử vong cho người bệnh. Nếu kết hợp dùng thuốc Tetracycline với thuốc chống acid (thuốc chống acid chứa nhôm, bismut, calci hay magie) sẽ giảm hoạt tính điều trị. Vì vậy cần nói với bác sĩ các loại thuốc đang uống để được tư vấn, lựa chọn loại thuốc phù hợp. Trong trường hợp nhất thiết phải dùng thuốc Tetracycline, bác sĩ sẽ chỉ định uống 2 loại thuốc này cách nhau một khoảng thời gian.

Thuốc kháng khuẩn Tetracycline có thể gây sốc phản vệ, nhất là đối với người có cơ địa dị ứng, vì vậy để đảm bảo an toàn, không bị tác dụng không mong muốn cho chính bản thân, không được tự ý mua thuốc uống mà cần sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ.

Trên đây là những lưu ý quan trọng về thuốc chống nhiễm khuẩn Tetracycline, việc nắm rõ thông tin về thuốc giúp việc sử dụng được hiệu quả và an toàn hơn. Tuy nhiên để chắc chắn, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ để có những chỉ định phù hợp.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây