Thuốc Ceftibuten: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
1. Ceftibuten là thuốc gì?
Thuốc Ceftibuten thuộc nhóm kháng sinh cephalosporin, chỉ có tác dụng khi điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đối với các bệnh nhiễm trùng do virus (như cảm lạnh, cúm) thì thuốc sẽ không đem lại hiệu quả.
2. Cách dùng thuốc ceftibuten
- Thuốc Ceftibuten được sử dụng bằng cách uống trực tiếp, thường là 1 lần mỗi ngày. Nên dùng thuốc ít nhất 2 giờ trước bữa ăn hoặc 1 giờ sau ăn để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Cần lắc đều lọ thuốc trước mỗi liều và tiến hành đo liều bằng dụng cụ/ thìa đo đặc biệt để nhận được liều lượng chính xác nhất.
- Bác sĩ sẽ xác định liều lượng dựa vào một số yếu tố của người bệnh như: Tình trạng sức khỏe, phản ứng của cơ thể với điều trị. Đối với trẻ em, liều lượng được xác định dựa trên cân nặng.
- Để phát huy tác dụng hiệu quả của thuốc Ceftibuten, hãy tuân thủ thời gian uống và sử dụng thuốc đều đặn mỗi ngày.
- Tiếp tục dùng Ceftibuten cho đến khi hết lượng thuốc theo quy định, ngay cả khi các triệu chứng của bệnh biến mất sau vài ngày, bởi tình trạng nhiễm trùng có thể quay lại nếu bạn ngừng dùng thuốc quá sớm.
- Nếu tình trạng bệnh không có dấu hiệu cải thiện hoặc ngày càng trở nên trầm trọng hơn sau khi dùng thuốc Ceftibuten, hãy báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp thay thế kịp thời.
3. Tác dụng phụ của thuốc Ceftibuten
Người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu như buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy sau khi uống Ceftibuten, đây là những tác dụng phụ của thuốc mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải.
Ngoài ra, thuốc Ceftibuten cũng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng như: Dễ bị bầm tím/ chảy máu, mệt mỏi bất thường, thay đổi tâm thần/ tâm trạng (như lú lẫn), co giật, các vấn đề liên quan đến thận (chẳng hạn như thay đổi lượng nước tiểu), dấu hiệu các vấn đề gan (như buồn nôn, nôn, chán ăn, đau bụng, vàng mắt/ da, nước tiểu sẫm màu) hoặc dấu hiệu nhiễm trùng mới (đau họng không dừng, sốt, ớn lạnh)...
Ceftibuten hiếm khi gây ra tình trạng đường ruột nghiêm trọng (tiêu chảy do Clostridium difficile - 1 loại vi khuẩn kháng thuốc). Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp sau khi ngừng điều trị bằng Ceftibuten sẽ gặp phải bệnh đường ruột trong vài tuần đến vài tháng (thậm chí trong quá trình điều trị). Do vậy, hãy thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn bị: Tiêu chảy không ngừng, đau bụng hoặc đau dạ dày hoặc phân có chất nhầy/ máu.
Sử dụng thuốc Ceftibuten trong thời gian dài hoặc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nấm miệng hoặc nhiễm trùng nấm men mới. Do vậy, bạn cần liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy sự xuất hiện của các mảng trắng trong miệng, thay đổi dịch tiết âm đạo hoặc các triệu chứng mới khác.
Dưới đây là một số tác dụng phụ do Ceftibuten gây ra:
- Đầy bụng
- Nhiễm trùng do nấm Candida
- Tình trạng tiết axit dạ dày dư thừa
- Táo bón
- Bệnh tiêu chảy
- Chóng mặt
- Đầy hơi
- Đau đầu
- Buồn nôn
- Co thắt dạ day
- Nôn mửa
Tác dụng phụ hiếm gặp:
- Rối loạn máu
- Phản ứng bệnh huyết thanh
- Phản vệ
- Hội chứng Stevens-Johnson
- Phân hủy biểu bì nhiễm độc
- Phát ban da
- Thiếu máu tan máu
- Giảm bạch cầu
- Vàng mắt hoặc da do tích tụ Bilirubin
- Mất khả năng nói và hiểu ngôn ngữ
- Chảy máu
- Nước tiểu có máu
- Thận bị tổn thương
- Giảm chức năng thận
- Mất nước
- Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Clostridium Difficile
- Đi tiểu khó hoặc đau
- Sốt
- Viêm da do dị ứng
- Ngứa
- Suy tủy xương gây mất máu
- Bạch cầu trung tính
- Các vấn đề về cảm xúc do dùng thuốc
- Khó thở
Các điều kiện sau đây được chống chỉ định với Ceftibuten:
- Tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile
- Viêm ruột già
- Suy thận trung bình đến nặng
Dị ứng:
- Cephalosporin
- Betalactams
Hiếm khi xảy ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng do sử dụng thuốc Ceftibuten. Tuy nhiên, hãy tìm trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào như: Phát ban, ngứa/ sưng (đặc biệt là mặt / lưỡi / cổ họng), chóng mặt nghiêm trọng, cảm giác khó thở.
Hãy báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện bất cứ biểu hiện nào bất thường do Ceftibuten gây ra.
3. Các biện pháp phòng ngừa
Trước khi dùng ceftibuten, cho bác sĩ biết nếu bạn bị dị ứng với thuốc, hoặc kháng sinh khác (như penicillin, cephalosporin khác); hoặc nếu bạn có bất kỳ dị ứng nào khác.
Nếu bạn mắc một số vấn đề chẳng hạn như bệnh gan, bệnh dạ dày/ đường ruột ( viêm đại tràng), hãy báo cho bác sĩ biết trước khi sử dụng thuốc này.
Ceftibuten có chứa đường, do đó cần thận trọng nếu bạn bị tiểu đường.
Ceftibuten có thể làm cho vắc - xin vi khuẩn sống (chẳng hạn như vắc-xin thương hàn) không hoạt động. Trong khi sử dụng Ceftibuten, không tiêm chủng/ chủng ngừa trừ khi bác sĩ yêu cầu.
Trước khi sử dụng Ceftibuten, phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Chia sẻ danh sách tất cả các loại thuốc, kể cả thuốc không kê đơn cho bác sĩ nếu bạn được chỉ định phẫu thuật.
4. Tương tác
Sự tương tác giữa các loại thuốc với Ceftibuten có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của loại thuốc này, cũng như làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nghiêm trọng.
Khi chưa có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ, tuyệt đối không bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng của bất cứ liều thuốc nào.
Thuốc cần được bảo quản trong tủ lạnh. Vứt bỏ thuốc khi không còn sử dụng sau 14 ngày.
webmd.com
Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?
Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.
Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.
Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?
Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.