1

Thuốc Capmist DM: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Capmist DM với thành phần bao gồm dextromethorphan, guaifenesin và pseudoephedrine, là sự kết hợp của thuốc giảm ho, thuốc long đờm và thuốc thông mũi. Tác dụng của Capmist DM được sử dụng để giảm ho và tắc nghẽn đường hô hấp, trong khi đó, thuốc không nhằm mục đích điều trị nhiễm trùng.
 

1. Thuốc Capmist DM là gì?

 

Thuốc Capmist DM thuộc nhóm thuốc giảm hothuốc giảm nghẹt mũi, giúp thông thoáng và cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm, phù nề trên đường hô hấp trên.

Thành phần của thuốc Capmist DM bao gồm:

  • Dextromethorphan là thuốc giảm ho, thông qua tác động đến các tín hiệu trong não kích hoạt phản xạ ho.
  • Guaifenesin là thuốc long đờm, giúp làm dịu sự tắc nghẽn trong ngực và cổ họng, giúp người bệnh dễ dàng ho ra ngoài bằng miệng.
  • Pseudoephedrine là một loại thuốc thông mũi làm co mạch máu trong đường mũi. Khi các mạch máu giãn nở có thể gây sung huyết và làm nghẹt mũi.

Như vậy, các thành phần dextromethorphan, guaifenesin và pseudoephedrine tạo thành một loại thuốc kết hợp được sử dụng để điều trị ho, nghẹt mũi, nghẹt các ống xoang và tắc nghẽn trên đường hô hấp do dị ứng, cảm lạnh thông thường hoặc cúm. Theo đó, thuốc này sẽ không điều trị triệu chứng ho do hút thuốc, hen suyễn hoặc khí phế thũng.

2. Cách sử dụng thuốc Capmist DM như thế nào?

 

Thuốc Capmist DM được bào chế dưới dạng viên nén và dùng qua đường uống.

Liều lượng cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý dùng vượt quá liều khuyến cáo. Cụ thể, liều dùng của thuốc Capmist DM theo từng đối tượng như sau :

  • Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 1 viên mỗi 4 giờ, không quá 4 viên trong 24 giờ, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ em từ 6 đến dưới 12 tuổi: 1/2 viên mỗi 4 giờ, không quá 2 viên trong 24 giờ, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Trẻ em từ 2 đến dưới 6 tuổi: Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Đối với các trẻ nhỏ tuổi hơn, cha mẹ cần trao đổi với bác sĩ nhi khoa về việc sử dụng thuốc Capmist. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, thuốc Capmist DM và các thuốc thuốc giảm ho theo cơ chế trung ương và thuốc giảm nghẹt mũi tương tự là chống chỉ định.

Đối với bệnh nhân trên 60 tuổi, cơ thể có thể có phản ứng mạnh hơn. Theo đó, cần thận trọng trong việc dùng thuốc và cần dùng liều lượng nhỏ hơn

Thuốc Capmist DM: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Capmist DM dạng viên nén được sử dụng thông qua đường uống

3. Các thuốc có thể tương tác với thuốc Capmist DM?

 

Vì các tương tác nguy hiểm có thể xảy ra, không dùng chung thuốc Capmist DM với bất kỳ loại thuốc nào sau đây:

  • Ergot Alkaloids như Dihydroergotamine, Ergonovine, Ergotamine, Methylergonovine
  • Maois như Carbex, Eldepryl, Marplan, Nardil và Parnate
  • Procarbazine
  • Thuốc kích thích hoặc để tỉnh táo
  • Thuốc giảm cân

Hơn nữa, thuốc Capmist DM cũng có thể tương tác với những loại thuốc sau:

  • Caffeine
  • Digoxin
  • Furazolidone
  • Linezolid
  • Maprotiline
  • Mecamylamine
  • Thuốc điều trị huyết áp
  • Thuốc trị cảm, ho hoặc dị ứng
  • Reserpine
  • Theophylline
  • Một số loại thuốc điều trị bệnh Parkinson

4. Các điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Capmist DM

 

Thuốc Capmist DM có bản chất là thuốc giảm ho, thuốc giảm nghẹt mũi, tức chỉ có vai trò cải thiện triệu chứng thay vì điều trị căn nguyên bệnh. Do đó, trong khi sử dụng thuốc Capmist DM cần theo dõi sát các biểu hiện của bệnh. Nếu đã có sự cải thiện triệu chứng, cần giảm liều hay ngưng thuốc sớm. Ngược lại, cần thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng hoàn toàn không cải thiện sau vài ngày dùng thuốc hoặc nếu chúng trở nên tồi tệ hơn một cách nhanh chóng.

Trong hướng dẫn sử dụng, thuốc có thể khiến người bệnh cảm giác khó ngủ vào ban đêm, vì thế hãy dùng liều cuối cùng trong ngày ít nhất vài giờ trước khi đi ngủ. Ngoài ra, để tác dụng loãng đờm đạt hiệu quả cao, cần uống nhiều nước mục đích giúp làm lỏng chất nhầy, tăng phản xạ tống xuất đàm ra ngoài, giúp đường thở thông thoáng hơn.

Thuốc Capmist DM: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Người bệnh nên uống nhiều nước khi dùng thuốc với mục đích làm lỏng chất nhầy

 

Mặt khác, không sử dụng thuốc Capmist DM nếu người bệnh đang dùng thuốc ức chế monoamine oxidase (MAOI) theo toa thuốc của bác sĩ cho việc điều trị trầm cảm, tâm thần hoặc bệnh Parkinson hoặc trong vòng 2 tuần sau khi ngừng sử dụng thuốc MAOI. Trong trường hợp nếu không biết liệu thuốc theo toa có chứa MAOI, cần hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc Capmist DM.

Đồng thời, người bệnh cũng cần hỏi bác sĩ trước khi sử dụng nếu có tình trạng:

  • Ho kéo dài ở những người hút thuốc lá nhiều, bệnh nhân hen suyễn, viêm phế quản mãn tính hoặc khí phế thũng
  • Ho và bài tiết quá nhiều đờm hay chất nhầy vùng hầu họng
  • Bệnh lý tim
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tuyến giáp
  • Bệnh tiểu đường
  • Khó đi tiểu do phì đại tuyến tiền liệt

Hơn nữa, cần ngừng sử dụng và hỏi bác sĩ nếu người bệnh dùng thuốc Capmist DM và cảm giác lo lắng, chóng mặt hoặc mất ngủ; ho hoặc nghẹt mũi kéo dài hơn một tuần. Trong đó, ho dai dẳng có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng đang diễn tiến nặng nề hơn mà chưa được phát hiện và can thiệp thích hợp.

5. Các tác dụng phụ có thể gặp phải khi uống thuốc Capmist DM

 

Các tác dụng phụ người bệnh cần biết để phát hiện khi uống thuốc Capmist DM và nên báo cho bác sĩ càng sớm càng tốt, gồm có:

  • Các dấu hiệu phản ứng dị ứng như phát ban trên da, ngứa hoặc nổi mề đay, sưng mặt, môi hoặc lưỡi
  • Khó đi tiểu
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều
  • Sợ hãi, lo lắng, bồn chồn, run
  • Sốt
  • Ảo giác
  • Huyết áp cao
  • Co giật
  • Khó thở
  • Yếu hoặc mệt mỏi bất thường
Thuốc Capmist DM: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Người bệnh có thể gặp tình trạng khó thở do tác dụng phụ của thuốc Capmist DM

 

Bên cạnh đó, các tác dụng phụ cũng có thể xảy ra khi dùng thuốc Capmist DM nhưng thường không cần chăm sóc y tế:

  • Tiêu chảy
  • Buồn ngủ
  • Đau đầu
  • Ăn mất ngon
  • Đau bụng, buồn nôn

Tóm lại, thuốc Capmist DM được sử dụng nhằm mục đích tạm thời làm giảm các triệu chứng do cảm lạnh thông thường, sốt cỏ khô (viêm mũi dị ứng) hoặc các bệnh dị ứng đường hô hấp trên khác như: giảm ho do kích ứng, lỏng đờm ở phế quản và giảm sưng viêm trên đường mũi họng. Tuy vậy, thuốc Capmist DM không giúp điều trị căn nguyên bệnh, theo đó, cần thăm khám để điều trị thích hợp nếu các triệu chứng trên không cải thiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây