1

Thuốc Azactam: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc kháng sinh là một trong những phát minh vĩ đại của y học. Kháng sinh giúp chống lại vi khuẩn và các bệnh nhiễm khuẩn. Cho đến ngày nay, đã có rất nhiều loại kháng sinh ra đời giúp con người kiểm soát được phần nào các loại bệnh tật. Trong đó, thuốc Azactam là một loại kháng sinh thường thấy tại các bệnh viện hiện nay.

1. Thuốc Azactam chữa bệnh gì?

Thuốc Azactam có hoạt chất là Aztreonam, một loại kháng sinh được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn, thuốc có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Azactam

Thuốc Azactam sử dụng qua đường tiêm, có thể tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp tùy theo chỉ định của bác sĩ. Liều lượng thuốc tùy thuộc mức độ, tình trạng nhiễm khuẩn và khả năng đáp ứng thuốc của từng bệnh nhân. Để đảm bảo an toàn, sản phẩm này chỉ nên sử dụng tại các cơ sở y tế. Đối với người bệnh tự dùng thuốc Azactam tại nhà cần tìm hiểu tất cả các hướng dẫn cách sử dụng và tiêm thuốc từ bác sĩ.

Trước khi sử dụng cần kiểm tra sản phẩm bằng mắt thường để tìm các hạt kết tủa hoặc phát hiện thuốc bị đổi màu. Nếu có, không sử dụng lọ thuốc Azactam bị biến chất. Ngoài ra, người bệnh cần biết cách bảo quản và loại bỏ vật tư y tế sau khi tiêm thuốc một cách an toàn.

Hiệu quả điều trị của thuốc Azactam đạt được cao nhất khi thuốc được sử dụng ở những thời điểm cách nhau đều đặn. Do đó, bệnh nhân cần được tiêm thuốc vào cùng một thời điểm giống nhau mỗi ngày. Người bệnh cần tiếp tục được sử dụng thuốc Azactam đủ liều lượng theo chỉ định, ngay cả khi các triệu chứng nhiễm khuẩn đã biến mất. Không ngừng thuốc quá sớm vì như vậy sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển trở lại, dẫn đến nhiễm khuẩn tái phát.

3. Tác dụng phụ của thuốc Azactam

Các tác dụng phụ hay gặp của thuốc Azactam bao gồm:

  • Tiêu chảy;
  • Buồn nôn, nôn ói;
  • Chóng mặt;
  • Đau đầu;
  • Mờ mắt;
  • Nổi mẩn đỏ, khó chịu, đau, sưng tại vị trí tiêm thuốc.
Thuốc Azactam: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Người bệnh có thể gặp tình trạng đau đầu do tác dụng phụ của thuốc Azactam gây ra

Nếu các tác dụng phụ trên kéo dài hoặc xấu đi, người bệnh hãy thông báo ngay cho bác sĩ. Một số tác dụng phụ nghiêm trọng cần chăm sóc y tế của thuốc Azactam, bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều;
  • Lú lẫn;
  • Dễ bầm tím hoặc chảy máu;
  • Ù tai;
  • Co giật;
  • Đau ngực;
  • Vàng mắt hoặc vàng da, nước tiểu sẫm màu;
  • Đau dạ dày, buồn nôn hoặc nôn ói dai dẳng;
  • Mệt mỏi bất thường;
  • Dấu hiệu nhiễm khuẩn vẫn kéo dài (như sốt, đau họng).

Thuốc Azactam có thể gây ra bệnh lý tiêu chảy do vi khuẩn Clostridium difficile kháng thuốc. Tình trạng này có thể xảy ra trong quá trình điều trị hoặc một thời gian sau khi ngừng thuốc. Theo đó, người bệnh tuyệt đối không sử dụng các thuốc chống tiêu chảy hoặc opioid nếu người bệnh có các dấu hiệu như tiêu chảy dai dẳng, đau bụng hoặc co thắt đường ruột, phân có máu hoặc chất nhầy...

Sử dụng thuốc Azactam kéo dài hoặc lặp đi lặp lại có thể dẫn đến nhiễm nấm miệng, nấm âm đạo hoặc một bệnh nhiễm khuẩn khác. Liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy xuất hiện các mảng trắng trong miệng, thay đổi dịch tiết âm đạo hoặc các dấu hiệu mới khác.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thuốc Azactam rất khó xảy ra. Tuy nhiên, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi có các dấu hiệu dị ứng thuốc như phát ban, sưng ngứa cơ thể (đặc biệt là mặt/lưỡi/họng), chóng mặt, khó thở sau khi dùng thuốc Azactam.

4. Lưu ý khi sử dụng thuốc Azactam

Trước khi sử dụng thuốc Azactam, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết nếu bệnh nhân bị dị ứng với hoạt chất Aztreonam; hoặc penicilin, cephalosporin và một số loại kháng sinh khác (ví dụ: imipenem, meropenem); hoặc bất kỳ dị ứng nào khác. Ngoài aztreonam, thuốc Azactam có thể chứa các thành phần không hoạt động khác và có thể gây dị ứng hoặc các vấn đề khác khi sử dụng.

Trước khi điều trị nhiễm khuẩn bằng thuốc Azactam, bác sĩ hoặc cần nắm được tiền sử bệnh lý của người bệnh, đặc biệt là: bệnh thận hoặc bệnh gan. Aztreonam có thể làm cho một số loại vắc-xin vi khuẩn sống giảm độc lực (như vắc-xin thương hàn) không còn tác dụng. Do đó, người bệnh không nên tiêm ngừa trong khi sử dụng thuốc Azactam trừ khi bác sĩ yêu cầu.

Thuốc Azactam chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết cho phụ nữ đang trong thai kỳ. Thảo luận về những rủi ro và lợi ích với bác sĩ trước khi sử dụng. Ngoài ra, thuốc Azactam đi vào sữa mẹ với số lượng nhỏ. Mặc dù chưa có báo cáo nào về tác hại đối với trẻ bú mẹ, nhưng hãy hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.

Thuốc Azactam: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Người bệnh cần sử dụng thuốc Azactam theo đúng chỉ định của bác sĩ

5. Tương tác của thuốc Azactam

Tương tác thuốc có thể thay đổi cách hoạt động của thuốc Azactam hoặc làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng. Một số sản phẩm có thể tương tác với thuốc Azactam bao gồm: cefoxitin, imipenem. Aztreonam có thể gây ra kết quả dương tính giả với xét nghiệm nước tiểu ở bệnh nhân tiểu đường.

Để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc Azactam theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bỏ lỡ một liều, bệnh nhân cần liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức để thiết lập lịch dùng thuốc mới, không từ ý gấp đôi liều để bù đắp.

Thuốc Azactam là một kháng sinh đường tiêm được chỉ định sử dụng theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, ở một số bệnh lý nhiễm khuẩn, kháng sinh sẽ không có tác dụng điều trị. Theo đó, nếu sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi sẽ làm tăng nguy cơ tác dụng phụ và trở thành tình trạng kháng kháng sinh. Vì thế, bệnh nhân nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn tốt để điều trị và hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh hiệu quả nhất.

Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Blog khác của bác sĩ
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Zebutal: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Đau đầu do căng thẳng là tình trạng rất phổ biến hiện nay, nguyên nhân chính là do các cơ trở nên căng cứng do stress, lo lắng, chấn thương, trầm cảm... Ngoài các biện pháp thư giãn thì thuốc là một lựa chọn cấp thiết đối với tình trạng này, trong đó có thuốc Zebutal. Vậy Zebutal là thuốc gì?

Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Xyzbac: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xyzbac là một sản phẩm vitamin tổng hợp có tác dụng trong điều trị hoặc ngăn chặn sự thiếu hụt vitamin do chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, do bệnh tật nào đó hoặc trong quá trình mang thai.

Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Ursodiol: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Ursodiol dùng để điều trị và ngăn ngừa sự hình thành sỏi mật ở những người béo phì. Ngoài ra, Ursodiol còn được dùng để điều trị các bệnh về gan. Thuốc được sử dụng theo đường uống dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc Viactiv: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Viactiv là sản phẩm có hiệu quả và được lựa chọn sử dụng nhiều trong điều trị tình trạng canxi máu thấp. Để thuốc phát huy hiệu quả, an toàn cũng như hạn chế được tác dụng phụ, người bệnh nên sử dụng Viactiv theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng
Thuốc nhỏ mắt Xelpros: Công dụng, chỉ định và lưu ý khi dùng

Thuốc Xelpros là một thuốc giảm áp lực trong mắt, giúp điều trị một số bệnh về mắt nhất định như tăng nhãn áp góc mở, tăng huyết áp mắt. Vậy Xelpros nên dùng như thế nào cho hiệu quả?

Tin liên quan
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?
Tiffy Hay Decolgen: Loại Thuốc Trị Cảm Cúm Nào Tốt Hơn?

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh cảm cúm đã trở thành thói quen ở nhiều người. Trong đó, Tiffy và Decolgen là hai loại thuốc trị cảm cúm phổ biến được lựa chọn nhiều nhất. Tuy nhiên, sử dụng Tiffy hay Decolgen là tốt hơn khi bị cảm cúm là nỗi băn khoăn của hầu hết mọi người.

Dr Duy Thành

 

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây